Trong mùa dịch bệnh căng thẳng, để bảo vệ bản thân thì song song với các biện pháp như đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn chúng ta còn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe. Các bác sĩ cho biết rằng bổ sung các thực phẩm tăng sức đề kháng sẽ giúp nâng cao khả năng phòng vệ của cơ thể, giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

Tại sao tăng đề kháng sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh?

Sức đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể, được ví như “hàng rào chắn” chống lại sự tấn công và xâm nhập của các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,….Khi có sức đề kháng tốt cũng có nghĩa là hệ miễn dịch được nâng cao, giúp bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất. Khi có yếu tố ngoại lai xâm nhập, cơ thể sẽ tự tìm cách loại bỏ, không cho chúng tấn công vào bên trong hoặc loại bỏ, tiêu diệt nếu chúng đã xâm nhập. 

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có sức đề kháng, miễn dịch suy giảm là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người khỏe mạnh, đề kháng tốt. Hiểu đơn giản, virus sẽ dễ dàng tấn công và sinh sôi, phát triển trên nền cơ thể yếu, các cơ quan không đủ khả năng phòng vệ và chiến thắng được chúng. Đặc biệt là với những người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, bệnh phổi,…

Chính vì vậy, tăng cường sức đề kháng được xem là cách hữu hiệu nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh, tự bảo vệ sức khỏe bản thân. Dịch bệnh Covid-19 không loại trừ bất cứ đối tượng nào. Do đó, tất cả mọi người cần nâng cao ý thức phòng dịch, chủ động bảo vệ sức khỏe thông qua chế độ dinh dưỡng đủ chất, cân bằng, nhất là với trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi.

Các loại vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng

Vitamin C

Vitamin C là vitamin giữ vai trò quan trọng hàng đầu đối với hệ miễn dịch của cơ thể. Nó cần thiết cho các tế bào miễn dịch lympho T và bạch cầu. Bổ sung vitamin C giúp tăng khả năng phòng vệ của cơ thể đối với các bệnh nhiễm khuẩn, giảm tính thấm mao mạch, giảm sự khô ráp của làn da là lớp “áo giáp” của cơ thể. Đồng thời tăng hoạt tính của bạch cầu, kích thích chuyển dạng các lympho và giúp hình thành các bổ thể. 

Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây có múi như cam, chanh, bưởi, quýt,…và trong các loại rau củ: rau ngót, rau dền, rau đay, rau mồng tơi,… 

Vitamin E

Vitamin E bảo vệ tế bào cơ thể khỏi các bệnh nhiễm khuẩn, tham gia vào chuyển hóa tế bào, bảo vệ chất béo của màng tế bào khỏi bị oxy hóa. Từ đó tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Vitamin E có nhiều trong các loại hạt như hạt hướng dương, hạnh nhân, đậu phộng, trong quả bơ, cải bó xôi, măng tây, bông cải xanh,…

Vitamin A

Vitamin A có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch. Thiếu vitamin A làm giảm bài tiết các tuyến ngoại tiết, giảm khả năng ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn. Hơn nữa còn ảnh hưởng đến sự hình thành các tế bào da, ức chế hoạt động của tuyến bã nhờn để đào thải độc tố ra ngoài cơ thể,…Vì vậy, bổ sung vitamin A là việc quan trọng để tăng sức đề kháng, nâng cao sức khỏe.

Vitamin A có nhiều trong cà rốt, cà chua, bí đỏ, gan gà, khoai lang, ớt chuông,…

Vitamin nhóm B

Vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B9 và B6 rất cần thiết với cơ thể con người. Thiếu vitamin B9 làm chậm sự tổng hợp của các tế bào tham gia vào các cơ chế miễn dịch, làm chậm các chức năng miễn dịch, cả dịch thể và trung gian tế bào. Thực phẩm giàu vitamin nhóm B là các loại ngũ cốc, cám gạo, mầm lúa mì, các loại hạt đậu, mè hay trứng, sữa, thịt bò,…

Vitamin D

Vitamin D có liên quan đến các chức năng khác nhau của hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Ngoài được bổ sung qua các nguồn thực phẩm hàng ngày thì vitamin D cũng được tổng hợp qua da dưới tác động của ánh nắng mặt trời. Do vậy, bạn nên tắm nắng từ 15 – 20 phút mỗi ngày vào thời điểm mặt trời mọc, trước 7h30 sáng đồng thời tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, hải sản, gan cá, nấm, sữa,…

Sắt

Sắt cần thiết cho quá trình sản sinh máu trong cơ thể. Thiếu sắt gây thiếu máu và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn khiến bạn dễ mắc bệnh hơn, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp, nguy hiểm hàng đầu là Covid-19. Vì vậy, bạn nên bổ sung khoáng chất này qua các loại thực phẩm giàu sắt như thịt bỏ, lòng đỏ trứng, gan động vật, đậu phụ, bông cải xanh, socola,…

Kẽm

Kẽm là khoáng chất quan trọng tham gia vào hoạt động của hàng trăm enzym chuyển hóa trong cơ thể, giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình tự làm lành vết thương đồng thời duy trì vị giác và khứu giác. Thiếu kẽm gây suy giảm đề kháng và miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. 

Thực phẩm giàu kẽm mà bạn nên ăn là trứng, sữa, thịt, cá, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt,…

17 thực phẩm tăng đề kháng phòng chống dịch bệnh

Trái cây họ cam quýt

Trái cây họ cam quýt là nguồn bổ sung vitamin C tuyệt vời – “chìa khóa vàng” cho hệ miễn dịch và sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Khi cơ thể con người không thể tự sản xuất vitamin C thì việc ăn các loại trái cây có múi như: bưởi, cam, quýt, chanh,… sẽ cung cấp hàm lượng C dồi dào, đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh để phòng chống dịch bệnh.

Với những người đang gặp vấn đề về sức khỏe như cảm cúm, cảm lạnh,…bổ sung vitamin C sẽ làm giảm các triệu chứng và giúp bạn hồi phục nhanh hơn.

Bông cải xanh

Bông cải xanh là loại rau chứa đa dạng các loại vitamin và khoáng chất (bao gồm sắt, kẽm, vitamin A, C, E,…) có lợi cho hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Nó cũng chứa sulforaphane là một chất chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do gây hại, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch, bảo vệ niêm mạc đường hô hấp. Bạn có thể chế biến bông cải xanh thành nhiều món ăn vừa ngon miệng, vừa bổ dưỡng như bông cải xào thịt bò.

Cải bó xôi

Một loại rau nữa thuộc họ cải là cải bó xôi – loại thực phẩm được nhiều người tăng cường sử dụng trong mùa dịch bệnh. Lý do là bởi cải bó xôi không chỉ giàu vitamin C mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và beta caroten. Nhờ đó tăng khả năng chống nhiễm trùng, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Theo các chuyên gia, hấp là cách chế biến cải bó xôi nói chung và các loại rau củ nói chung để giữ lại hàm lượng dinh dưỡng tối đa.

Ớt chuông đỏ

Ớt chuông đỏ là thực phẩm tăng sức đề kháng rất tốt. Nó có khả năng cung cấp vitamin C gấp 3 lần so với cam quýt. Ngoài ra ớt chuông đỏ cũng là nguồn cung cấp beta carotene, vitamin A, B, E6, phytochemical và carotenoid dồi dào.

Ngoài việc tăng sức đề kháng, ớt chuông đỏ còn có tác dụng giữ cho bạn một làn da khỏe mạnh và một đôi mắt sáng.

Nấm

Các bằng chứng khoa học cho thấy nấm có đặc tính kháng virus tự nhiên giúp cơ thể bạn chống lại bệnh cúm – bao gồm các triệu chứng tương tự như nCoV. Nấm thúc đẩy quá trình sản sinh ra cytokine giúp chống lại virus cúm đồng thời nấm cũng có chứa polysaccharides – loại hợp chất hỗ trợ hệ miễn dịch rất tốt.

Gừng giúp tăng sức đề kháng

Gừng không chỉ là một loại nguyên liệu trong chế biến món ăn mà từ xưa đến nay đã được dùng là một thảo dược Đông Y giúp giảm viêm, giảm đau họng, cải thiện các vấn đề về hô hấp đồng thời làm chậm quá trình tạo cholesterol. Đây cũng là lý do những người mới ốm dậy thường xuyên dùng gừng để phục hồi sức khỏe.

Bạn có thể pha trà gừng, làm mứt gừng hoặc chế biến thành các món ăn đa dạng, rất tốt cho sức khỏe.

Tỏi

Trong tỏi chứa nhiều allicin, fitonxit – chất kháng sinh tự nhiên cùng iod và tinh dầu (giàu glycogen) có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D, PP, hydrat cacbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như iốt, canxi, photpho, magie và các nguyên tố vi lượng.

Chính vì vậy, tỏi là thực phẩm tăng đề kháng, phòng chống dịch bệnh tốt nhất. Những người bị cảm cúm, viêm đường hô hấp cấp cũng được khuyên dùng tỏi để cải thiện bệnh.

Nghệ

Củ nghệ được biết đến phổ biến trong các công thức làm đẹp, chăm sóc da của chị em, giúp làm mờ thâm, sáng da. Thế nhưng nghệ cũng là một vị thuốc trong y học cổ truyền từ bao đời này.

Các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy hợp chất curcumin trong nghệ có tác dụng tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Chất curcumin giúp tăng khả năng tiêu diệt các tác nhân gây hại; tăng số lượng tế bào lympho T của hệ miễn dịch, tăng cường hoạt động của đại thực bào. Đồng thời gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất Interleukin giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thế. 

Hạnh nhân

Hạnh nhân là nguồn cung cấp vitamin E dồi dào cùng chất béo và các vitamin tốt cho sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết chỉ cần sử dụng 46 hạt hạnh nhân nguyên vỏ sẽ đảm bảo cung cấp đủ 100% hàm lượng vitamin cần thiết hàng ngày. 

Hạt hướng dương

Một trong những thực phẩm tăng đề kháng là hạt hướng dương. Nó chứa đầy đủ chất dinh dưỡng, bao gồm phốt pho, magie, selen, vitamin B6 và vitamin E,…Nhờ đó duy trì chức năng hệ miễn dịch, giảm cholesterol xấu trong cơ thể, giúp bạn luôn có cơ thể khỏe mạnh để chống lại dịch bệnh.

Sữa chua nguyên chất

Sữa chua là thực phẩm bổ sung lợi khuẩn và men vi sinh, tăng cường sức khỏe đường ruột và hoạt động của hệ tiêu hóa đồng thời giúp cơ thể tăng cường khả năng phòng vệ chống lại các virus. Sữa chua cũng chính là nguồn vitamin D tuyệt vời vì vitamin D là chất kích hoạt hiệu quả cho một hệ miễn dịch hoàn hảo.

Thực phẩm lên men như sữa chua đã được chứng minh là thúc đẩy hoạt động của các kháng khuẩn trong cơ thể. Vì thế mà dinh dưỡng trong mùa dịch không được bỏ qua sữa chua.

Đu đủ

Trong top những thực phẩm tăng sức đề kháng mùa dịch bệnh chắc chắn không thể bỏ qua trái đu đủ. Nghiên cứu cho thấy đu đủ chứa đến 224% lượng vitamin C được khuyến nghị mỗi ngày cùng hàm lượng kali và vitamin B và folate dồi dào. Hơn nữa, nó còn chứa papain, một loại enzyme tiêu hóa có tác dụng chống viêm. Những dưỡng chất này có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Kiwi 

Tương tự như đu đủ, kiwi có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng quan trọng và cần thiết gồm kali, folate, vitamin C và vitamin K. Vitamin C có tác dụng tăng các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng còn các dưỡng chất khác sẽ góp phần nâng cao hoạt động của các cơ quan.

Trà xanh

Trà xanh là một chất chống oxy hóa tuyệt vời. Trà xanh giàu epigallocatechin gallate, hoặc EGCG, một chất oxy hóa mạnh mẽ khác trong khi EGCG là chất tăng khả năng sức đề kháng. Nó cũng là nguồn axit amin L-theanine tốt. L-theanine có thể hỗ trợ sản xuất các hợp chất chống vi trùng trong các tế bào của bạn.

Thịt gà

Thịt gà là thực phẩm yêu thích của nhiều người. Nó cung cấp protein, vitamin B6, E, A, C, axit béo omega 3 cùng các chất khoáng canxi, photpho, sắt không chỉ bồi bổ cơ thể mà còn có lợi cho miễn dịch đường ruột, tăng sức đề kháng.

Hải sản

Các loại hải sản rất giàu sắt, kẽm – những dưỡng chất quan trọng đối với hệ miễn dịch và sức đề kháng. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bạn nên bổ sung hải sản vào thực đơn ăn uống hàng ngày với lượng hợp lý. Hơn nữa, trong mùa dịch bệnh nên tuân thủ quy tắc ăn chín uống sôi để đảm bảo an toàn.

Thực phẩm chức năng tăng sức đề kháng

Bên cạnh những thực phẩm tự nhiên thì thực phẩm chức năng tăng cường đề kháng cũng là lựa chọn của nhiều người trong mùa dịch bệnh. Những sản phẩm này là cách để bổ sung đầy đủ và cân bằng các dưỡng chất thiết yếu để tăng đề kháng, chống lại vi khuẩn, virus và các tác nhân gây hại từ môi trường. Đặc biệt là với trẻ nhỏ – đối tượng nhạy cảm và dễ bị suy giảm sức đề kháng thì nhiều cha mẹ đã quyết định cho trẻ sử dụng thực phẩm bổ sung để tăng đề kháng và nâng cao sức khỏe tổng thể.

» Tham khảo: Top 10 thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ tốt nhất nên dùng

[products slugs=”siro-sambucol-for-kids-tang-de-khang-120ml-tre-tren-1-tuoi,siro-anaferon-tang-de-khang-cho-be-cua-nga,pediakid-immuno-fort-tang-suc-de-khang-cho-be,siro-childlife-echinacea-tang-cuong-he-mien-dich-cho-tre,imuno-glukan-p4h-siro-tang-de-khang-cho-tre,siro-ho-tro-tang-de-khang-sambucol-immuno-forte-120ml-tren-3-tuoi,siro-brauer-immunity-tang-suc-de-khang-cho-be,siro-hartus-immunity-ho-tro-mien-dich-cho-tre-tu-4-thang-tuoi”/]

Các biện pháp khác giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch

  • Ngủ đủ giấc: giúp cơ thể phục hồi, tái tạo năng lượng, các cơ quan trong cơ thể củng cố chức năng, nâng cao miễn dịch và sức đề kháng
  • Uống đủ nước: tăng cường quá trình trao đổi chất và hydrat
  • Xây dựng lối sống sinh hoạt khoa học, lành mạnh, từ bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia, thức khuya,…
  • Tập thể dục tăng cường thể lực, nâng cao sức khỏe

Lời kết: Việc bổ sung thực phẩm tăng đề kháng là cần thiết để bạn tự bảo vệ sức khỏe bản thân, phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên cần lưu ý kết hợp thực đơn ăn uống đa dạng, phong phú với các thực phẩm chăm sóc sức khỏe và đừng quên luyện tập thể dục thể thao để luôn có cơ thể khỏe mạnh nhé!