Một trong những hình thức thẩm mỹ đang rất hot hiện nay là tiêm filler với vô vàn những ưu điểm được quảng cáo rầm rộ. Cụ thể như làm mờ vết nhăn, căng da mặt, khắc phục các khuyết điểm vết chân chim, sẹo mụn, sẹo lõm,…Thực chất tiêm filler là tiêm chất gì? Có an toàn không?
Tiêm filler là gì?
Tiêm filler là tiêm chất làm đầy vào vùng da tại vị trí muốn thẩm mỹ, làm tăng thể tích tại vị trí tiêm, nâng vùng mô dưới da để cải thiện độ căng bóng, mịn màng và xóa mờ vết nhăn, rãnh nhăn trên khuôn mặt.
Filler là một hợp chất cấu tạo từ Hyaluronic Acid (HA), một hợp chất tự nhiên có sẵn trong cơ thể người, có tác dụng hút ẩm, duy trì độ ẩm, từ đó khiến da căng mọng hơn. HA hiện được coi là thành phần filler tốt nhất hiện nay. Nó không chỉ làm căng da tức thì mà còn bù đắp được khả năng tự sản sinh HA của cơ thể.
Ngoài ra, phương pháp thẩm mỹ này còn có khả năng tạo hình một số cơ quan có diện tích nhỏ như môi, mũi, má, thái dương và cằm. Chẳng hạn như độn cằm, tạo đường cong, mũi cao, tiêm má baby mà không cần phẫu thuật, không xâm lấn nội khoa.
Tiêm filler có quy trình thực hiện khá đơn giản, thời gian thực hiện nhanh và chế độ chăm sóc không quá nghiêm ngặt. Chính vì vậy hình thức làm đẹp này đang ngày càng được nhiều người ưa chuộng, thậm chí trở thành trào lưu.
Các loại filler thường được sử dụng trong thẩm mỹ:
- Filler collagen
- Filler silicone lỏng
- Acid hyaluronic (HA)
- Polymethylmethacrylate (PMMA)
- Calcium hydroxylapatite (CaHA)
- Poly-L-Lactic acid (PLA)
- Tiêm mỡ tự thân
Tiêm filler hiệu quả trong bao lâu?
Phần lớn các chất được sử dụng trong tiêm filler đều có khả năng hấp thụ vào cơ thể. Do đó, tiêm filler chỉ có hiệu quả trong vài tháng (khoảng 3 tới 18 tháng) đến vài năm tùy vào cơ địa và chế độ chăm sóc của từng người.
Sau đó, chất làm đầy sẽ tự tan dần trong cơ thể mà không cần phải phẫu thuật lấy vật liệu như độn cằm hay nâng mũi bằng vật liệu nhân tạo. Ngoài ra, bạn cũng có thể tiêm chất làm tan filler nếu không thực sự hài lòng với kết quả sau khi tiêm. Đây có thể vừa là nhược điểm, vừa là ưu điểm của phương pháp thẩm mỹ này.
Nếu bạn muốn thử thay đổi ngoại hình bằng môi dày, căng mọng trong vài tháng thì tiêm filler là lựa chọn lý tưởng. Sau đó đôi môi sẽ trở về hình dáng ban đầu. Tuy nhiên nếu bạn muốn cải thiện dấu hiệu tuổi tác trên khuôn mặt và níu giữ tuổi thanh xuân thì bạn sẽ phải đi tiêm filler ít nhất 2 lần mỗi năm.
Tiêm filler có an toàn không?
Như đã nói, chất tiêm filler được cấu tạo từ Hyaluronic Acid, một chất tự nhiên trong cơ thể và gần như ngay lập tức tạo thành khối mô dưới da. ản chất của chất này lành tính và an toàn, có thể nhanh chóng thích ứng với cơ thể mà không gây ra bất kỳ phản ứng hay tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi bạn sử dụng filler chất lượng và cũng còn phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ thực hiện. Kỹ thuật tiêm filler tuy đơn giản nhưng đòi hỏi chuyên môn cao để làm chủ được mũi tiêm, tránh tiêm phạm vào những vùng xung quanh gây tắc nghẽn mạch máu hoặc tạo hình không chuẩn.
Rủi ro khi tiêm filler
Nhiễm trùng
Việc tiêm filler tại những địa chỉ thẩm mỹ trôi nổi, không có uy tín, quy trình không đảm bảo vô trùng có thể khiến vùng tiêm bị sưng, nhiễm trùng, mưng mủ do filler bị vón cục. Tình trạng này vô cùng nguy hiểm nên người gặp phải cần sớm đến bác sĩ để điều trị.
Hoại tử
Nếu cơ thể không tương thích với chất làm đầy được tiêm có thể gây hoại tử. Chất filler vón cục lại và nổi phồng lên ngay tại vị trí tiêm. Trường hợp hoại tử nặng có thể phải cắt bỏ và tái tạo lại bộ phận mới.
Mù mắt
Tiêm filler vào vùng mắt, mũi, thái dương không đúng kỹ thuật thì nguy cơ mù mắt rất cao. Chất filler đã được tiêm vào mạch máu, làm tắc mạch máu nuôi mắt dẫn đến mờ mắt, mù mắt, thậm chí là hoại tử da vùng cánh mũi, sống mũi. Nếu tắc mạch có thể khiến bệnh nhân hôn mê, đe dọa đến tính mạng.
Thuyên tắc phổi
Rủi ro nếu tiêm phải filler giả có thể dẫn đến tắc phổi do các cục máu đông hình thành và chèn ép mạch, phổi. Trường hợp xấu nhất xảy ra là bệnh nhân có thể tử vong.
Một số tác dụng phụ thường gặp khi tiêm filler
Mặc dù tiêm filler được đánh giá là phương pháp thẩm mỹ không xâm lấn, quy trình đơn giản và thực hiện an toàn nhưng bạn vẫn có thể gặp phải những tác dụng phụ như:
- Đỏ
- Đau ở vị trí tiêm
- Sưng tấy
- Phát ban
- Ngứa ngáy
- Bầm tím
Các triệu chứng này chủ yếu xảy ra sau khi tiêm và có thể biến mất hoàn toàn trong khoảng 7 – 14 ngày.
Đối tượng nào không nên tiêm filler?
- Người dưới 18 tuổi
- Người bị rối loạn đông máu
- Phụ nữ mang thai và cho con bú
- Người đang mắc các bệnh ngoài da như mề đay, phát ban,…
- Người có cơ địa và làn da nhạy cảm và dễ hình thành sẹo lồi
Lưu ý khi tiêm filler
- Tìm hiểu kỹ những thông tin cần thiết trước khi quyết định và cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn
- Nắm rõ về nguồn gốc và hạn sử dụng của filler
- Không sử dụng filler đã được mở hộp, không có tem nhãn bảo vệ
- Lựa chọn địa điểm thẩm mỹ uy tín, bác sĩ chuyên môn cao và có nhiều năm kinh nghiệm để ca tiêm filler đạt chuẩn
- Tiêm filler phải đúng vị trí với liều lượng phù hợp
- Nên tiêm filler tại những vị trí có nguy cơ hình thành vết nhăn như ở đuôi mắt, hoặc ở rãnh mũi, má
- Cân nhắc tình trạng sức khỏe của bản thân trước khi tiêm filler để hạn chế nguy cơ gặp rủi ro
Hướng dẫn chăm sóc sau khi tiêm filler
- Trong 2 tuần đầu sau tiêm bạn cần kiêng hải sản, không uống rượu bia, cà phê, đồ uống có cồn,..
- Hạn chế đồ ăn nhanh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể
- Không ở trong phòng có nhiệt độ cao như phòng xông hơi
- Không massage, xoa bóp hay tác động mạnh vào vùng vừa tiêm filler vì có thể làm lệch chất làm đầy, ảnh hưởng đến hình dáng vùng thẩm mỹ sau tiêm
- Sử dụng kem chống nắng và có biện pháp bảo vệ khi đi ra ngoài, tránh tiếp xúc với tia UV
Lời kết
Tiêm filler là phương pháp thẩm mỹ có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin cần thiết cũng như lựa chọn địa chỉ uy tín, bác sĩ giàu kinh nghiệm để tránh những rủi ro và hệ lụy không đáng có. Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho bài viết! Chúc bạn luôn xinh đẹp!