Tuyến giáp là cơ quan ở phía trước cổ, có hình dạng con bướm. Tuyến giáp giữ vai trò điều hòa nhiều hoạt động sinh trưởng và sự phát triển của cơ thể. Bởi vậy, bệnh cường giáp ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe mỗi người.
Bệnh cường giáp là gì?
Cường giáp (hay còn gọi là cường chức năng tuyến giáp) thực chất không phải là bệnh riêng biệt mà là một hội chứng đặc trưng bởi tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mạnh dẫn đến tăng tiết hormon. Tuyến giáp vốn là tuyến nội tiết quan trọng nằm ở cổ, kiểm soát nhiều hoạt động của cơ thể.
Một số chức năng của tuyến giáp có thể kể đến như kiểm soát lượng canxi trong máu, tăng cường quá trình trao đổi chất, điều tiết nhiệt lượng của cơ thể, kích thích hoạt động của tim và hệ thần kinh. Khi tuyến giáp tiết ra lượng hormone hơn mức cần thiết bạn sẽ nhận thấy triệu chứng của bệnh cường giáp.
Triệu chứng của bệnh cường giáp
- Người bệnh dễ rơi vào trạng thái tâm lý căng thẳng, stress, khó chịu, cáu kỉnh, dễ nổi nóng,…
- Nhịp tim nhanh, thường nhịp tim hơn 100 nhịp/phút, tim loạn nhịp hoặc đánh trống ngực, cảm giác bồn chồn, lo lắng, đôi khi là đau ngực, khó thở
- Chịu nóng kém: do thân nhiệt của người mắc bệnh cường giáp cơ hơn bình thường bởi mức chuyển hóa cơ bản cao nên họ thường sợ những nơi thời tiết nóng bức
- Run tay: bệnh nhân khó kiểm soát, thường run tay với tần số nhanh và biên độ nhỏ
- Sụt cân: cân nặng giảm sút dù chế độ ăn vẫn như bình thường, ăn uống ngon miệng thậm chí là ăn nhiều hơn
- Khả năng vận động kém: người bệnh thấy mệt mỏi, yếu sức, giảm khả năng lao động và vận động
- Đau nhức cơ bắp và khớp xương
- Gặp các vấn đề về đường ruột do hoạt động quá mức của nhu động ruột: tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
- Cổ to ra, có dấu hiệu bướu cổ vì tuyến giáp bị phì đại
- Đổ nhiều mồ hôi ngay cả khi không vận động hay lao động nặng, thậm chí là ngồi yên một chỗ
- Nồng độ cholesterol bất thường
- Rối loạn giấc ngủ: khó ngủ, ngủ không yên giấc, ngủ không sâu, giấc ngủ ngắn hơn bình thường
- Phụ nữ có thể bị rối loạn kinh nguyệt
Bệnh cường giáp có nguy hiểm không?
Người mắc bệnh cường giáp nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
Vấn đề về tim mạch
Người bệnh sẽ gặp các biến chứng tim mạch như nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim, nghiêm trọng hơn là rung nhĩ. Những bệnh lý này có thể dẫn đến suy tim nếu không được điều trị.
Vấn đề về mắt
Người mắc bệnh cường giáp thường gặp các vấn đề về mắt. Trong cường giáp do bệnh Basedow họ sẽ thấy mắt bị lồi ra, đỏ hoặc sưng, thường xuyên chảy nước mắt và trở nên nhạy cảm với ánh sáng. Cùng với đó là các biến chứng tổn thương giác mạc, viêm kết mạc, suy giảm thị lực, nhìn mờ. Tình trạng này diễn ra kéo dài làm tăng nguy cơ gây mất thị lực.
Xương giòn và dễ gãy
Lượng hormone tuyến giáp tiết ra quá mức sẽ cản trở khả năng kết hợp canxi vào xương của cơ thể. Đó là lý do khiến xương giòn, dễ gãy, loãng xương.
Da đỏ, sưng tấy
Người bị bệnh Graves có thể mắc các vấn đề về da, gây mẩn đỏ và sưng tấy ở nhiều vị trí như cẳng chân và bàn chân. Trường hợp này tuy hiếm gặp nhưng vẫn có khả năng xảy ra.
Cơn cường giáp cấp
Khi hormone tuyến giáp tăng quá cao sẽ gây cơn cường giáp cấp, các triệu chứng của bệnh đột ngột trở nên nặng nề dẫn đến một cơn sốt, nhịp tim nhanh, mạch nhanh và thậm chí mê sảng. Trường hợp này vô cùng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của người bệnh.
Bệnh cường giáp có chữa được không?
Người mắc bệnh cường chức năng tuyến giáp có thể điều trị hiệu quả nếu nhận biết sớm các triệu chứng bệnh và điều trị theo phác đồ phù hợp được bác sĩ chỉ định.
Những phương pháp điều trị bệnh cường giáp:
- Sử dụng thuốc kháng giáp nhằm ngăn cản sự sản xuất hormone tuyến giáp
- Phóng xạ i-ốt: sử dụng để hủy tuyến giáp, thường phù hợp với bệnh nhân trên 21 tuổi hoặc bệnh nhân nhỏ tuổi nhưng không thể kiểm soát bệnh khi dùng thuốc
- Phẫu thuật dành cho những bệnh nhân có tuyến giáp lớn, phụ nữ mang thai cũng có thể cần đến phẫu thuật
Người bệnh cường giáp nên ăn gì?
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Bổ sung chất chống oxy hóa từ nguồn thực phẩm tự nhiên sẽ giúp cân bằng hormone tuyến giáp, nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, tốt cho bệnh nhân tuyến giáp. Bạn có thể bổ sung các loại rau củ quả như cà chua, cam quýt, rau chân vịt, bí đỏ, rau bina, ớt chuông,..vào thực đơn hàng ngày.
Thực phẩm giàu kẽm
Tuyến giáp hoạt động quá mức có thể gây thiếu hụt khoáng chất kẽm, cản trở sự phân chia tế bào, phân hủy carbohydrate,…Do đó, người bị cường giáp nên ăn nhiều các loại thực phẩm như hạnh nhân, óc chó, hạnh nhân, hạt bí ngô,…Ngoài ra nên kết hợp sử dụng TPCN bổ sung kẽm.
Viên bổ sung kẽm tự nhiên Blackmores Bio Zinc 84 viên mẫu mới
Thực phẩm giàu vitamin D và Omega 3
Vitamin D và Omega 3 là hai nhóm dinh dưỡng quan trọng trong việc điều hòa hoạt động của tuyến giáp và tăng cường sức khỏe tổng thể. Bổ sung vitamin D cũng giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, phòng ngừa loãng xương, giòn xương. Một số thực phẩm người bệnh nên ăn là cá hồi, nấm, trứng, hạt óc chó, dầu oliu,..
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Tăng cường dung nạp sữa và các thực phẩm từ sữa sẽ cải thiện triệu chứng rối loạn chuyển hóa canxi ở người bệnh cường giáp, phòng ngừa loãng xương, giòn xương, xương yếu,…Bạn có thể sử dụng sữa, sữa chua, phô mai,…Với những ai dị ứng thành phần trong sữa hay không dung nạp lactose thì có thể bổ sung canxi từ rau xanh.
Đạm thực vật
Chất đạm rất cần thiết với sức khỏe con người. Tuy nhiên y học đã chứng minh bổ sung nguồn chất đạm từ thực vật sẽ tốt hơn so với nguồn đạm động vật, không chỉ với bệnh nhân cường giáp mà với tất cả mọi người.
Các loại rau họ cải
Bắp cải, bông cải xanh, cải xoăn,…làm giảm hoạt động của tuyến giáp và lượng hormone tiết ra. Nhờ vậy cải thiện các triệu chứng và ngăn chặn biến chứng của bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, dù với bất kỳ loại thực phẩm nào bạn cũng nên bổ sung một cách hợp lý, không nên lạm dụng.
Người bệnh cường giáp nên tránh ăn gì?
Thực phẩm nhiều i ốt
Iot làm tăng hoạt động của tuyến giáp nên người mắc bệnh lý này nên tránh những thực phẩm giàu iot như hải sản, rong biển, tảo bẹ,…Bạn chỉ nên bổ sung một lượng rất ít đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, không gây thiếu chất.
Caffeine
Caffeine là chất khiến cơ thể hoạt động nhanh hơn bình thường, tỏa ra nhiều nhiệt và kích thích tuyến giáp tăng tiết hormon Thyroxin. Vì vậy người bệnh nên tránh thức uống như trà và cà phê.
Rượu bia
Chất cồn trong rượu bia làm giảm sự hấp thu canxi của cơ thể trong khi người bệnh cường giáp vốn đã gặp các vấn đề về xương như loãng xương, giòn xương, xương dễ gãy. Thế nên đây là thức uống người bệnh phải tránh tuyệt đối.
Chất béo không lành mạnh
Chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa có thể làm cho các triệu chứng viêm trở nên trầm trọng và làm hạn chế tác dụng của các loại thuốc điều trị. Vì thế, người mắc bệnh cường giáp cần hạn chế những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo này như: thịt đỏ, thức ăn nhanh, bánh ngọt, thực phẩm chiên xào, thức ăn chế biến rán nhiều lần,…
Thực phẩm chứa nhiều đường
Rối loạn tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến việc chuyển hóa carbohydrate và kiểm soát lượng đường trong máu. Muốn duy trì lượng đường trong máu ổn định thì bệnh nhân cần hạn chế những thực phẩm có lượng đường cao như bánh kẹo, khoai tây, ngũ cốc ăn liền, nước trái cây,… Thay vào đó bạn nên chọn các nguồn giàu chất xơ như lúa mạch, bột yến mạch, khoai mỡ và đậu lăng.
Lời kết
Bệnh cường giáp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, khó điều trị hiệu quả nếu không phát hiện sớm. Bởi vậy, nắm rõ các triệu chứng lâm sàng của bệnh là điều cần thiết để mọi người chủ động hơn trong việc phát hiện bệnh và bảo vệ sức khỏe bản thân.