Lupus ban đỏ hệ thống hay gọi tắt là lupus ban đỏ, bệnh lupus là bệnh tự miễn dịch, có thể tác động lên nhiều mô và nhiều hệ thống khác nhau của cơ thể. Hiện tại, lupus là bệnh không chữa khỏi được hoàn toàn nhưng người bệnh có thể điều trị hiệu quả với thuốc và sống khỏe mạnh bình thường.
Lupus ban đỏ là bệnh gì?
Lupus ban đỏ hay Lupus là tên gọi tắt của lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh lý tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Bởi thế dẫn đến tình trạng viêm và tổn hại cho nhiều mô trong cơ thể.
Lupus ban đỏ có thể xảy ra với mọi đối tượng bất kể giới tính và lứa tuổi. Tuy nhiên, thống kê cho thấy bệnh phổ biến hơn ở nữ giới (chiếm tới 90%) trong độ tuổi từ 15 – 50.
Có 3 dạng bệnh Lupus ban đỏ:
- Lupus ban đỏ toàn thân: bệnh ảnh hưởng đến nhiều bộ phận cơ thể như tim, phổi, thận, não,… Đây cũng là dạng bệnh phổ biến nhất
- Lupus ban đỏ dạng đĩa: chủ yếu ảnh hưởng đến da. Phát ban đỏ có thể xuất hiện trên da mặt, da đầu,…
- Lupus do thuốc: các triệu chứng thường nhẹ hơn và bệnh sẽ mất khi ngừng thuốc
Nguyên nhân gây bệnh Lupus ban đỏ
Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Tuy nhiên đã có nhiều chứng minh các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gồm:
- Yếu tố di truyền: nếu gia đình có người từng bị lupus thì nguy cơ bạn mắc phải cũng cao hơn
- Ánh nắng mặt trời dễ làm tổn thương da và khởi phát một số đáp ứng bên trong cơ thể, đặc biệt là với người nhạy cảm
- Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
- Nhiễm khuẩn: có thể mở đầu lupus hay gây ra tái phát lupus cho một số người
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc chống động kinh, thuốc kháng sinh, thuốc chữa bệnh huyết áp,…
Nhận biết bệnh Lupus ban đỏ
Tùy thuộc vào mức độ bệnh và cơ địa mỗi người mà có những triệu chứng bệnh Lupus ban đỏ khác nhau. Đôi khi, người bệnh sẽ bị đau khớp và sưng. Một số người có thể phát triển bệnh viêm khớp. Lupus ban đỏ thường ảnh hưởng đến các khớp ở ngón tay, bàn tay, cổ tay và đầu gối.
Dấu hiệu nhận biết bệnh Lupus ban đỏ gồm:
- Đau ngực khi hít thở sâu
- Mệt mỏi
- Sốt không rõ nguyên nhân
- Rụng tóc
- Lở loét miệng
- Sụt cân
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Nổi mẩn trên da, phát ban hình cánh bướm có thể xuất hiện trên má, sống mũi thậm chí lan ra khắp cơ thể. Tình trạng phát ban sẽ nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với ánh sáng
- Sưng hạch bạch huyết
Các triệu chứng khác của bệnh Lupus ban đỏ hiếm gặp hơn và phụ thuộc vào mức độ diễn tiến của bệnh và cơ quan bị ảnh hưởng:
- Não và hệ thần kinh: nhức đầu, tê, ngứa, co giật, ảnh hưởng đến thị lực, thay đổi tính cách
- Đường tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn và nôn
- Tim: đau ngực, khó thở giống viêm cơ tim, màng tim. Bệnh lupus diễn tiến nặng có thể gây viêm cơ tim
- Khớp: viêm khớp khiến bệnh nhân khó vận động và đi lại
- Máu: đa số người bệnh đều có thiếu máu từ mức độ nhẹ đến nặng với biểu hiện da xanh, niêm nhạt, môi tái
- Phổi: triệu chứng của bệnh viêm phổi cũng có thể xuất hiện, gây tích tụ dịch trong khoang màng phổi, khó thở, suy hô hấp
- Thận: bệnh lupus ảnh hưởng tới thận có thể gây sưng phù, tiểu đục, tiểu ra máu, nước tiểu màu sắc bất thường
- Tâm thần kinh: một số bệnh nhân có biểu hiện rối loạn phương hướng, giảm tri giác, mất trí nhớ, thậm chí là đau đầu dữ dội hay co giật toàn thân
Biến chứng nguy hiểm của bệnh lupus ban đỏ
Bệnh lupus ban đỏ diễn biến phức tạp, tiến triển thành từng đợt, đợt sau nặng hơn đợt trước và gây tổn thương gần như toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh gồm:
- Tại tim: đau tim, viêm cơ tim, suy tim, tràn dịch màng tim
- Tại phổi: khó thở, suy hô hấp cấp do tràn dịch màng phổi, viêm phổi
- Tại thận: viêm cầu thận, suy thận
- Tại não và hệ thần kinh: bệnh nhân có thể bị co giật, rối loạn tâm thần, đột quỵ hay động kinh
- Tại hệ tạo máu: Lupus ban đỏ hệ thống có thể gây thiếu máu, xuất huyết, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông hay viêm thành mạch
- Có thể làm tăng: nhiễm khuẩn, ung thư, hoại tử vô mạch của xương,..
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh Lupus ban đỏ?
- Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý
- Nên sử dụng kem chống nắng từ 20 – 30 phút trước khi ra ngoài đồng thời có biện pháp che chắn, mang mũ nón nể bảo vệ làn da khỏi tia cực tím trong ánh nắng mặt trời
- Ăn uống lành mạnh, bổ sung vitamin và khoáng chất từ các loại rau củ, trái cây
- Sử dụng các ../suc-khoe-c56, bổ sung vitamin D, dầu cá,…để tăng cường sức khỏe
Lời kết
Bệnh lupus ban đỏ liên quan nhiều đến hệ miễn dịch của cơ thể. Bệnh không thể điều trị dứt điểm nhưng có thể kiểm soát và điều trị hiệu quả. Nếu bạn có dấu hiệu của bệnh hãy sớm đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Đồng thời cần nhớ xây dựng lối sống và chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để tự bảo vệ sức khỏe bản thân.