Mụn có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt tại những vùng da ẩm ướt. Đối với nữ giới, vùng kín là khu vực nhạy cảm và cũng là môi trường thuận lợi để nấm, vi khuẩn xâm nhập, phát triển.
Nhiều chị em gặp hiện tượng mọc mụn vùng kín mà không biết do đâu dẫn đến tâm lý hoang mang, lo lắng. Điều này có thể xảy ra do vệ sinh kém nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý phụ khoa.
Dấu hiệu nhận biết mụn vùng kín
Vi khuẩn, nấm xâm nhập vào vùng kín cộng với bã nhờn tiết ra gây tắc lỗ chân lông nên dễ hình thành mụn. Rất nhiều dạng mụn có khả năng xuất hiện tại khu vực nhạy cảm này, chẳng hạn như mụn trứng cá, mụn viêm, mụn bọc,…Nổi mụn vùng kín thường gây đau nhức, khó chịu do ma sát với đồ lót.
Dấu hiệu nhận biết mụn vùng kín:
- Nốt mụn nhô lên so với bề mặt da
- Phần trung tâm có màu trắng hoặc vàng, bên trong chứa dịch mủ
- Nốt mụn và vùng da xung quanh bị viêm đỏ, đau nhức, ngứa ngáy khó chịu
Nguyên nhân mọc mụn vùng kín
Thói quen vệ sinh vùng kín
Vùng kín là khu vực nhạy cảm, ẩm ướt và luôn có hoạt động tiết chất dịch âm đạo. Do vậy, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, vệ sinh qua loa, sơ sài và không thường xuyên khiến cho tế bào chất, dầu thừa và bã nhờn tích tụ, gây bít tắc lỗ chân lông. Nang lông bị bít tắc tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển mạnh, gây mụn vùng kín. Đây cũng là nguyên nhân gây viêm nhiễm cô bé và dẫn đến các bệnh phụ khoa.
Mặc quần lót chật, bí
Mặc quần lót quá chật, bó sát, kích cỡ không phù hợp, chất liệu khó thấm hút khiến làn da ở vùng kín đổ nhiều mồ hôi và luôn trong trạng thái ẩm ướt. Vì thế vô tình tạo môi trường yếm khí để vi khuẩn và các loại nấm men phát triển gây nổi mụn. Hơn nữa còn tăng nguy cơ bị viêm da tiết bã nhờn, hắc lào, lang ben và các bệnh da liễu vùng kín.
Rối loạn nội tiết
Rối loạn nội tiết, mất cân bằng nội tiết, đặc biệt là tăng sinh hormone androgen sẽ kích thích các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Từ đó dẫn đến tình trạng ẩm ướt và kích thích sự phát triển quá mức của vi khuẩn gây mụn.
Viêm nang lông
Phụ nữ có thói quen cạo lông vùng kín thường bị viêm nang lông, gây ra hiện tượng ngứa ngáy và nổi mụn vùng kín. Mụn trứng cá thường hay thấy tại dưới chân lông, và thường có hiện tượng đỏ và phình to.
» Xem thêm: Viêm nang lông biểu hiện như thế nào? Thuốc điều trị viêm nang lông loại nào tốt?
Do dị ứng
Dị ứng cũng là một trong những nguyên nhân làm mọc mụn vùng kín. Chị em khi sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH cao, chất tẩy rửa mạnh hoặc dùng xà phòng, băng vệ sinh không phù hợp cũng gây dị ứng. Kích ứng với hóa chất khiến vùng kín nổi mụn rất đau nhức, khó chịu.
U nang bã nhờn
U nang bã nhờn là hiện tượng mồ hôi tiết ra quá nhiều nhưng không được thấm hút sẽ đọng lại, gây bí bách cho “cô bé”. Chưa kể đến sự tiếp xúc, cọ sát với quần áo khiến tuyến bã nhờn tăng hoạt động, từ đó gây nổi mụn cho vùng nhạy cảm.
Ảnh hưởng của một số bệnh nội tiết
Một số bệnh nội tiết như cường giáp, đa nang buồng trứng và hội chứng Cushing gây rối loạn nội tiết tố. Do đó dẫn đến tăng sản xuất dầu thừa cộng với bã nhờn, mồ hôi và tế bào chết trên da sẽ hình thành mụn.
Viêm nhiễm phụ khoa
Mọc mụn là một trong những biểu hiện viêm nhiễm phụ khoa. Ngoài vùng kín nổi mụn thì còn có những biểu hiện khác như: khí hư nhiều bất thường, màu nâu hoặc trắng đục kèm mùi hôi khó chịu, âm đạo sưng đỏ, ngứa ngáy,…
Mắc bệnh xã hội
Nổi mụn ở vùng kín còn có thể do một số bệnh xã hội như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, giang mai,..Ban đầu là các nốt mụn mọc rải rác ở cơ quan sinh sản. Sau một thời gian sẽ hình thành các mảng mụn lớn. Khi mụn vỡ ra sẽ chảy dịch gây đau rát, khó chịu.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài ra, một số nguyên nhân gây nổi mụn vùng kín khác là:
- Đời sống tình dục không lành mạnh, không sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn
- Chế độ dinh dưỡng
- Lạm dụng thuốc bôi corticoid
- Sinh sống trong môi trường nóng ẩm
- Tâm lý căng thẳng, bất ổn
Làm thế nào để phòng ngừa mọc mụn vùng kín?
- Tránh cạo lông, tẩy lông vùng kín vì vùng da này rất nhạy cảm và dễ tổn thương, sẽ khiến lông mọc ngược, viêm nang lông gây mụn. Nếu muốn “dọn cỏ” bạn nên đến spa hoặc cơ sở thẩm mỹ uy tín để được thực hiện đúng cách
- Không mặc quần lót bó, chật, lựa chọn đúng kích cỡ và chất liệu thấm hút tốt
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên
- Lựa chọn sản phẩm chăm sóc vùng kín phù hợp, tránh sử dụng các sản phẩm có độ pH cao, chứa nhiều hương liệu và chất bảo quản để hạn chế nguy cơ kích ứng (Review top 9 dung dịch vệ sinh phụ nữ tốt nhất, được bác sĩ khuyên dùng)
- Khám sức khỏe phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện các vấn đề và có hướng điều trị kịp thời
- Xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để cân bằng nội tiết tố, tránh làm tăng các yếu tố gây mụn vùng kín
Lời kết
Tình trạng mọc mụn vùng kín không chỉ gây đau buốt, ngứa ngáy, ảnh hưởng đến tâm sinh lý mà nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến viêm nhiễm, nghiêm trọng nhất là nguy cơ vô sinh, hiếm muộn. Bởi vậy nếu xuất hiện dấu hiệu bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và có hướng điều trị phù hợp. Đồng thời hãy chủ động phòng tránh để bảo vệ sức khỏe bản thân!