Viêm họng mủ là bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng chỉ tình trạng virus, vi khuẩn tấn công các tế bào lympho khiến vùng niêm mạc ở thành họng bị tổn thương, viêm nhiễm và hình thành dịch mủ.
Triệu chứng bệnh viêm họng mủ:
- Ho: tùy vào cơ địa từng trẻ có thể ho khan hoặc ho có đờm, cơn ho thường kéo dài vào ban đêm
- Sốt: đa số trường hợp viêm họng mủ ở trẻ em gây sốt do sức đề kháng và hệ miễn dịch còn non yếu
- Đau rát họng: niêm mạc họng bị tổn thương gây đau rát khi ăn uống, thậm chí ngay cả khi nuốt nước bọt. Với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi ít khi kêu đau mà thường phản ứng bằng cách bỏ ăn và quấy khóc khi ăn
- Ngứa họng: khi cổ họng hình thành các hạt chứa mủ sẽ khiến lớp niêm mạc họng bị kích thích gây ngứa ngáy, khó chịu, cổ họng trở nên nhạy cảm
- Cổ họng nổi hạt mủ: các nốt mủ màu trắng hoặc xanh nhạt xuất hiện rải rác ở thành họng hoặc trên amidan. Khi trẻ ho hoặc khạc đờm sẽ đưa dịch mủ ra ngoài
- Miệng có mùi hôi: dịch mủ xuất hiện khiến hơi thở có mùi, nhận thấy rõ khi trẻ tiết đờm dãi
Diễn giả: PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh
Trẻ em bị viêm họng mủ nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng vô cùng nguy hiểm:
- Nhiễm trùng lan tỏa: nhiễm trùng họng lan sang tai, mũi,..gây viêm tai giữa, viêm xoang
- Biến chứng đường thở: Viêm tấy quanh amidan, viêm amidan hốc mủ, áp xe thành họng, viêm phổi…
- Thấp khớp, viêm cầu thận, các bệnh về tim, nhiễm trùng máu, ung thư vòm họng…
Hơn thế, bệnh viêm họng mủ có thể dễ dàng lây lan từ người sang người qua nhiều con đường như tiếp xúc với dịch mũi họng, nước bọt của người bệnh, dùng chung vật dụng, đồ ăn, thức uống hay lây qua tiếp xúc cự ly gần,…Khi người bệnh ho, hắt hơi, trò chuyện sẽ phát tán virus, vi khuẩn ra ngoài không khí. Người khỏe mạnh hít phải sẽ nhiễm bệnh. Chính vì vậy, mọi người cần đặc biệt cẩn trọng, phụ huynh cần biết cách xử trí và chăm sóc con em mình để ngăn chặn những biến chứng, hệ lụy đáng tiếc.
Nguồn: Tư Vấn Sức Khỏe 24h