Những nốt mụn xuất hiện trên gương mặt không chỉ khiến bạn thấy lo lắng, tự ti mà còn tiềm ẩn nguy cơ để lại sẹo lõm, sẹo rỗ rất khó phục hồi. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ gặp mụn nang nên bạn cần chuẩn bị những kiến thức cần thiết để xử lý trong trường hợp này.

Mụn nang là gì?

Mụn nang là tên gọi của mụn trứng cá dạng nang, còn được biết đến với những cái cái tên khác như mụn u nang hay mụn bọc. Đây là dạng mụn nặng nhất trong các dạng mụn trứng cá. Mụn nang có thể xuất hiện tại nhiều vùng da trên cơ thể như lưng, ngực, cổ nhưng thường gặp nhất là ở mặt.

Mụn trứng cá dạng nang hình thành khi vi khuẩn tích tụ sẽ gây bít tắc nang lông và gây nhiễm trùng ở sâu bên trong bề mặt da khiến cho da nổi mẩn đỏ, sưng, có mủ. Nốt mụn sẽ khiến bạn có cảm giác đau và ngứa ngáy.

Cơ chế hình thành mụn nang

Khi mụn nang hình thành, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tạo ra một màng bọc bao quanh vùng viêm nhiễm, giống như một chiếc túi giữ mủ. Túi mủ này ban đầu cứng và sưng đỏ, sau đó sẽ bớt đỏ dần theo thời gian và cũng trở nên mềm hơn. Bạn sẽ có cảm giác như một chiếc túi đựng nước lỏng và đau nếu dùng tay chạm vào.

Nguyên nhân gây mụn nang

Nguyên nhân dẫn đến mụn trứng cá dạng nang là do các lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Đó có thể là sự tích tụ của vi khuẩn, bã nhờn, bụi bẩn và tế bào chết trong một thời gian dài. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành mụn nang gồm:

Thay đổi nội tiết tố

Nội tiết trong cơ thể quyết định sự hoạt động ổn định của làn da cũng như nhiều cơ quan, bộ phận khác. Thay đổi nội tiết tố, cơ thể tiết ra nhiều hormone androgen tác động đến các tuyến dầu trên da khiến cho da tiết nhiều bã nhờn. Môi trường dầu nhờn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và trú ngụ khiến da bị nhiễm trùng, lỗ chân lông dày lên, tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn bên trong lỗ chân lông.

Nhiễm độc Corticoid

Nhiễm corticoid khiến da bị tổn thương, bị mài mòn nhanh chóng và viêm nhiễm. Làn da xuất hiện các nốt mụn mưng mủ nhiễm trùng gây đau nhức. Bên cạnh đó, việc lạm dụng mỹ phẩm, sử dụng sản phẩm làm đẹp sai cách cũng là một trong những nguyên nhân gây bít tắc lỗ chân lông dẫn đến mụn nang.

Xem thêm: Dấu hiệu da nhiễm corticoid và cách phục hồi

Thói quen nặn mụn

Nhiều người có thói quen nặn mụn bất kể khi nào. Việc sờ tay lên nốt mụn và nặn khi mụn chưa chín làm nhiễm vi khuẩn, bụi bẩn khiến mụn nang xuất hiện và cũng trở nên nghiêm trọng hơn.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có tác dụng phụ là hình thành mụn nang như steroid, lithium, thuốc trầm cảm, thuốc trị rối loạn lưỡng cực và thuốc chống động kinh,…Lý do là bởi những loại thuốc này làm suy giảm hệ miễn dịch trong cơ thể, tăng nguy cơ khiến mụn u nang phát triển.

Căng thẳng, stress

Ít ai biết rằng tinh thần căng thẳng, stress cũng là một trong những nguyên nhân gây mụn nang. Khi bạn thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, khiến nội tiết tố thay đổi kéo theo hệ miễn dịch bị suy giảm. Vì vậy làn da trở nên yếu hơn và rất dễ bị các tác nhân gây mụn tấn công.

Có nên nặn mụn nang không?

Dù là mụn nang hay bất kể dạng mụn nào bạn cũng không nên nặn khi mụn chưa chín, càng tuyệt đối không được sờ tay lên mụn. Điều này vô tình đẩy bã nhờn vào sâu bên dưới nang lông, làm lây truyền vi khuẩn xâm nhập vào nốt mụn và bụi bẩn khiến cho tình trạng bị viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.

Hơn nữa, hầu hết các cồi mụn nang đều không nhân và không thấy cồi mụn nên rất khó xử lý. Bạn càng nặn thì càng làm tổn thương da, lớp da có thể bị trầy xước, gây rát và chảy máu. Nặn mụn nhưng không lấy được nhân còn khiến cho mụn nang viêm chuyển sang dormant và sẽ tồn tại rất lâu ở trên da. Tự ý nặn mụn sẽ dễ để lại sẹo lõm, sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ và rất khó khắc phục.

Hướng dẫn xử lý mụn nang an toàn

Vệ sinh nốt mụn

Vệ sinh nốt mụn sạch sẽ hàng ngày là việc bạn phải nhớ thực hiện đầu tiên. Điều này giúp loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và ngăn chặn vi khuẩn hoạt động trên da. Bạn nên dùng tay nhẹ nhàng massage tròn xung quanh vùng da bị mụn thay vì chà xát mạnh sẽ làm bề mặt mụn bị kích ứng và sưng viêm nặng hơn. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý hoặc sản phẩm sữa rửa mặt có dạng bọt mịn, tránh sữa rửa mặt có hạt khi bị nổi mụn nang.

Chườm ấm giúp làm nở lỗ chân lông

Đa số mọi người thường nặn mụn bất cứ khi nào mà không để ý đến điều này. Nặn mụn khi lỗ chân lông đang đóng chỉ gây đau rát hơn và các chất bụi bẩn, nhân mụn khó thoát được ra ngoài.

Thay vào đó, bạn hãy dùng khăn mềm, sạch, nhúng vào nước ấm rồi chườm lên vùng mụn. Nhiệt độ ấm nóng và độ ẩm thích hợp sẽ giúp các tạp chất bị mắc kẹt trong nang lông dễ dàng thoát ra ngoài hơn.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên thực hiện tối đa 3 – 4 lần/ngày. Mỗi lần chườm ấm từ 5 – 10 phút để lỗ chân lông nở ra hoàn toàn. Nếu lạm dụng chườm ấm quá nhiều lần có thể khiến mụn nang sưng đỏ hoặc bị bỏng da nhẹ. Khi đó nốt mụn bị biến chứng nặng hơn, gây khó khăn trong việc điều trị mụn nang.

Chỉ nặn mụn khi mụn đã chín

Khi nốt mụn phát triển hết mức bạn sẽ thấy nốt mụn mềm hơn, giống như một chiếc túi chứa mủ bên trong. Lúc này, bạn hãy tác động nhẹ bằng tay hoặc sử dụng dụng cụ nặn mụn để loại bỏ phần mủ, lưu ý phải rửa tay sạch sẽ và sát trùng dụng cụ. Khi dịch mủ chảy ra phải nhanh chóng thấm sạch bằng bông hoặc băng gạc, tránh để lây lan sang vùng da khác. Sau đó sát trùng vùng da mụn bằng nước muối sinh lý.

Sau vài giờ hoặc một ngày, vùng da mụn se lại, không còn có dịch vàng (huyết tương) thì bạn có thể sử dụng một số sản phẩm làm liền da, mờ sẹo. Tuy nhiên cần cẩn trọng, tốt hơn là nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Làm gì để phòng ngừa mụn nang?

  • Làm sạch da bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, nên chọn sản phẩm phù hợp với tính chất làn da của mình
  • Từ bỏ thói quen sờ tay lên mặt và nặn mụn mọi lúc mọi nơi
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da đúng cách, tránh gây bít tắc lỗ chân lông
  • Tránh để da mặt tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì nó có thể gây kích thích và làm ảnh hưởng xấu đến da. Luôn nhớ thoa kem chống nắng từ 15 – 20 phút trước khi ra ngoài, có biện pháp che chắn và bảo vệ da
  • Thường xuyên vệ sinh dụng cụ cá nhân sạch sẽ (chăn màn, gối, bàn trang điểm,…) bởi bất cứ vật dụng nào cũng có thể là nguồn lây lan vi khuẩn trên da
  • Không tự ý dùng thuốc trị mụn khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ
  • Xây dựng lối sống và chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học

» Xem thêm: Top 12 sữa rửa mặt trị mụn tốt nhất dùng được cả 4 mùa

Lời kết

Mụn trứng cá dạng nang tuy không quá nguy hiểm nhưng cần được điều trị đúng cách để ngăn chặn để lại hậu quả là những vết sẹo thâm xấu xí, làn da bị tổn thương khó hồi phục. Hy vọng bài viết đã chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích về cách chăm sóc và xử lý mụn nang.