Khi chọn kem chống nắng hầu hết mọi người chỉ quan tâm đến chỉ số chống nắng SPF, nghĩ rằng SPF càng cao thì khả năng chống nắng càng tốt mà ít ai chú ý đến loại kem chống nắng là vật lý hay hóa học. Thực tế mỗi loại kem chống nắng đầu có những đặc tính riêng phù hợp với từng loại da nhất định. Tìm hiểu điểm giống và khác nhau cũng như ưu, nhược điểm của từng dòng sản phẩm sẽ giúp bạn chọn được kem chống nắng giống như “sinh ra” để dành cho mình vậy.

Kem chống nắng quan trọng với sức khỏe làn da như thế nào?

Kem chống nắng là sản phẩm bảo vệ da trước tác động của tia cực tím từ ánh nắng mặt trời và ánh sáng xanh có hại. Nếu không thoa kem chống nắng thì mọi bước dưỡng da, chăm sóc da trước đó đều coi như “đổ sông đổ biển”. 

Tia UVA, UVB là tác nhân hàng đầu gây nên nám sạm, tàn nhang, hình thành các đốm màu trên da đồng thời còn đẩy nhanh tốc độ lão hóa, khiến da chảy xệ, xuất hiện các nếp nhăn lộ rõ dấu hiệu tuổi tác. Không những thế còn có thể dẫn đến rối loạn sắc tố da, các bệnh về da, nguy hiểm nhất là ung thư da. 

Ngay cả khi không ra ngoài, không tiếp xúc với ánh mặt trời thì ánh sáng xanh từ các thiết bị công nghệ, điện tử như máy tính, ipad, điện thoại,…vẫn có khả năng gây hại và làm tổn thương da không kém gì ánh nắng mặt trời.

Chính vì vậy, sử dụng kem chống nắng là điều vô cùng quan trọng và cần thiết hàng ngày. Tác dụng đầu tiên của sản phẩm này là ngăn tia tử ngoại gây tổn thương da, cháy nắng, bỏng nắng. Sau nữa là chống lão hóa da, ngăn ngừa các nếp nhăn và đốm đồi mồi. Quan trọng hơn hết là chống ung thư da – một trong những dạng ung thư nguy hiểm đến sức khỏe làn da và sức khỏe cơ thể.

So sánh – phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học

 

Kem chống nắng vật lý

Kem chống nắng hóa học

 

Là loại kem chống nắng vật lý có khả năng phản xạ lại các tia UV, ngăn cản tia UV xuyên qua, không làm hại da 

Là loại kem chống nắng chứa các thành phần hóa học, có khả năng hấp thụ tia UV và phản ứng để phân hủy và xử lý tia UV trước khi chúng gây hại cho da

Thành phần

Thường gồm các khoáng chất tự nhiên, điển hình là Titanium Dioxide và Zinc Oxide

Thường gồm các chất hữu cơ: avobenzone, oxybenzone, tinosorb, octylcrylene…

Tên tiếng Anh

Sunblock

Sunscreen

Cơ chế hoạt động

Khi thoa kem chống nắng vật lý sẽ tạo ra một lớp màng bảo vệ da có khả năng phản xạ, ngăn chặn và phát tán tia UV không để chúng đi xuyên qua da

Thay vì phản xạ lại tia UV, các thành phần hóa học sẽ hấp thụ tia UV và xảy ra phản ứng phân hủy chúng trước khi gây hại cho da

Độ an toàn và lành tính

Là dạng kem chống nắng lành tính và ít gây kích ứng cho da, phù hợp với những người có làn da nhạy cảm đến cực nhạy cảm và cả da em bé

Các thành phần hóa học có thể gây kích ứng cho da, đặc biệt là làn da nhạy cảm

Ưu điểm

  • Tác dụng ngay sau khi thoa lên da mà không cần đợi một khoảng thời gian cho kem ngấm vào da, sau khi sử dụng có thể đi ra ngoài ngay được
  • Bảo vệ da toàn diện khỏi tia UVA và UVB
  • Khi thoa lên da tạo thành lớp màng bảo vệ da bền vững dưới tác động của môi trường trong thời gian dài
  • Kem chống nắng hóa học có kết cấu mỏng, nhẹ, ít gây bít tắc lỗ chân lông, thích hợp sử dụng hàng ngày mà hạn chế nguy cơ hình thành mụn
  • Nhiều loại kem chống nắng hóa học có tích hợp thêm khả năng chống nước, không sợ bị trôi khi da tiết mồ hôi hoặc phải tiếp xúc với nước nên phù hợp với nhu cầu của đa dạng khách hàng
  • Lượng kem phải sử dụng ít hơn so với kem chống nắng vật lý
  • Thành phần thường có avobenzone, oxybenzone nên không gây vệt trắng trên da, không gây bóng nhờn
  • Chất kem dễ thấm và dễ tiệp màu da
  • Dễ tiệp màu da với lớp trang điểm, có thể sử dụng như một lớp kem lót
  • Công thức dễ bổ sung thêm các thành phần điều trị như peptide và enzyme và các thành phần dưỡng da khác

Nhược điểm

  • Kết cấu kem chống nắng vật lý đặc, dày nên dễ gây bí da, bít tắc lỗ chân lông
  • Kem chống nắng dễ bị trôi nếu da tiết nhiều mồ hôi, khi bơi lội, tiếp xúc với nước hoặc hoặc tham gia hoạt động ngoài trời 
  • Do thành phần có chứa Titanium Dioxide và Zinc Oxide nên khi thoa lên da thường lên tone màu, tạo thành một lớp màng màu trắng, ít tiệp vào da. Đây sẽ là nhược điểm lớn với những người có làn da ngăm
  • Khó tiệp màu với lớp nền trang điểm
  • Sau khi thoa lên da cần đợi 15 – 30 phút để kem ngấm vào da mới phát huy tác dụng. Vì thế khi đi ra ngoài cần nhớ chú ý thời gian để thoa kem trước
  • Dễ gây kích ứng với làn da nhạy cảm, chỉ số SPF càng cao càng dễ gây kích ứng
  • Do chứa thành phần hóa học nên nếu để kem dính vào mắt sẽ gây cay mắt, khó chịu
  • Những bạn da dầu sử dụng kem chống nắng này dễ bị nổi mụn
  • Kém bền vững trên da khi tiếp xúc ánh nắng và dưới tác động của môi trường. Vì thế sau 2 – 3 tiếng phải bôi lại
  • Sunscreen hoạt động bằng cách thay đổi tia UV thành nhiệt, sau đó giải phóng nhiệt từ da. Do đó có thể làm tăng khả năng gia tăng các đốm màu có sẵn và làm thay đổi màu da, khiến da sậm màu hơn 

 

Nên chọn kem chống nắng vật lý hay hóa học?

Như đã tìm hiểu ở trên, kem chống nắng vật lý hay kem chống nắng hóa học đều có đặc điểm và những ưu, nhược điểm riêng, không thể đánh giá là loại nào tốt hơn mà chỉ có loại kem chống nắng nào phù hợp với làn da của bạn hơn. Muốn biết được điều này thì trước tiên bạn phải hiểu được tính chất làn da và nhu cầu của chính mình.

Nếu bạn có làn da nhạy cảm đến cực nhạy cảm thì kem chống nắng vật lý là “chân ái”. Thành phần tự nhiên lành tính trong sản phẩm sẽ ít gây kích ứng cho da. Ngoài ra, do kết cấu kem khá đặc nên kem chống nắng vật lý cũng phù hợp hơn với những bạn có da thường đến da khô.

Kem chống nắng vật lý có kết cấu mỏng nhẹ, thấm nhanh, dễ tiệp màu và không gây vệt trắng trên da là lựa chọn phù hợp với những bạn có làn da ngăm, da dầu hơn. Mặc dù ít gây bít tắc lỗ chân lông, hạn chế khả năng hình thành mụn nhưng ngược lại các thành phần hóa học dễ gây kích ứng nên bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng.

» Tham khảo: Review top kem chống nắng cho da dầu tốt nhất, giá bình dân được dùng nhiều nhất

Cách chọn kem chống nắng đúng đắn

Chọn kem chống nắng hóa học là phù hợp nhất trước khi trang điểm

Nhờ có khả năng thấm nhanh vào da, không để lại vết trắng và dễ tiệp màu với lớp trang điểm nên kem chống nắng hóa học là lựa chọn sáng suốt cho bạn trước khi make-up. Đồng thời nó có thể sử dụng như một loại kem lót trang điểm.

Mặc dù trong đa số các loại mỹ phẩm hiện nay đều có tích hợp thêm khả năng chống nắng nhưng chỉ ở mức thấp, khoảng SPF 15 – 35. Trong khi đó, nhu cầu chống nắng và bảo vệ lớn hơn nhiều nên bạn vẫn cần sử dụng kem chống nắng chuyên biệt để ngăn chặn tác hại của tia UV. 

Nếu trong hoàn cảnh bất tiện hoặc bạn không muốn thoa lại kem chống nắng phiền phức thì hãy chuẩn bị một hộp phấn phủ nhỏ để dặm phấn lại, đặc biệt cần thiết nếu bạn có làn da tiết dầu nhờn và mồ hôi.

Kem chống nắng vật lý tốt hơn với người dễ bị ửng đỏ da

Những người có làn da dễ bị ửng đỏ hoặc mắc hội chứng Rosacea (hội chứng đỏ mặt) khi tiếp xúc với nắng nóng thì nên chọn kem chống nắng vật lý. Cơ chế hoạt động của kem chống nắng này là phản xạ lại tia UV chứ không phải hấp thụ tia UV rồi chuyển đổi thành nhiệt, đào thải lại môi trường như kem chống nắng hóa học. Nếu bạn sử dụng kem chống nắng chứa thành phần hóa học sẽ càng khiến da ửng đỏ hơn.

Khi đi bơi miễn là chọn kem chống nắng có khả năng chống nước

Khi đi bơi, đi du lịch biển hoặc phải tiếp xúc với nước thì bạn chọn kem chống nắng vật lý hay hóa học đều được, miễn là chúng có khả năng chống nước. Bạn hãy chú ý trên bao bì có chữ “Water Resistant” hoặc “Waterproof” (chống thấm nước) hay không.

Kem chống nắng vật lý lai hóa học – lựa chọn hoàn hảo nhất

Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện loại kem chống nắng vật lý lai hóa học, kết hợp những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của 2 dòng sản phẩm này để mang đến lợi ích tốt nhất cho người dùng. Trong thành phần của loại kem này chứa cả các chất hóa học và chất có khả năng phản xạ tia UV như Titanium Dioxide và Zinc Oxide, vừa ít gây kích ứng, thấm nhanh, không gây bết rít, nặng mặt lại có hiệu quả chống nắng tối ưu.

Lời kết

Sử dụng kem chống nắng là việc quan trọng và cần thiết, “không được phép bỏ qua” để bảo vệ làn da khỏi tia cực tím từ ánh nắng mặt trời và những tác động gây hại khác từ môi trường. 

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh những người dùng kem chống nắng thường xuyên có tỷ lệ mắc ung thư da và tốc độ lão hóa da chậm hơn nhiều so với người không dùng. Chính vì vậy, đừng quên thoa kem chống nắng khi ra ngoài và có biện pháp che chắn (mặc quần áo dài tay, đội mũ nón rộng vành,…) để bảo vệ làn da. 

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về kem chống nắng vật lý – hóa học, phân biệt được chúng và chọn được sản phẩm phù hợp nhất theo tính chất làn da và nhu cầu của bản thân nhé!