Bệnh quáng gà là một trong những dạng bệnh lý thuộc về suy giảm thị lực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Trong đó thiếu hụt vitamin A là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng này.

Quáng gà là gì?

Quáng gà đôi khi còn được gọi là chứng mù đêm, cách gọi thông thường của bệnh lý thoái hóa sắc tố võng mạc mắt. Bệnh quáng gà đặc trưng bởi tình trạng suy giảm thị lực, thu hẹp tầm nhìn vào ban đêm hay trong bóng tối, những nơi ánh sáng không đầy đủ. “Dân gian gọi là quáng gà bởi tình trạng mắt kém vào tầm chiều tối giống như con gà phải lo về chuồng sớm phải lo về chuồng sớm lúc hơi chạng vạng về chiều vì không nhìn rõ đường.”

Người mắc quáng gà sẽ nhìn kém trong môi trường thiếu ánh sáng, dễ bị va vấp khi đi lại. Thị lực của người bệnh trong điều kiện ánh sáng đầy đủ cũng có khi giảm sút hoặc không điều chỉnh thị lực kịp thời khi ánh sáng thay đổi bất ngờ. Chẳng hạn như khi đi từ ngoài trời nắng vào trong nhà tối hoặc nhìn kém khi lái xe vì ánh sáng không chiếu liên tục từ đèn pha và đèn đường. Ngoài ra, người bị quáng gà có thể bị thu hẹp dần vùng nhìn thấy khi bệnh tiến triển nặng dần.

Tuy nhiên, không phải cứ nhìn kém trong điều kiện thiếu sáng nghĩa là mắc quáng gà. Đó có thể là tình trạng thích nghi bóng tối kém. Đó là khi thay đổi đột ngột từ vùng sáng sang vùng tối khiến cho bạn cảm thấy mờ mắt, xây xẩm mặt mày và phải nghỉ ngơi một lúc mới nhìn rõ trở lại. Đó chỉ hiện tượng bình thường của cơ thể vì vậy không nên quá lo ngại.

Triệu chứng bệnh quáng gà

  • Bệnh nhân dễ dàng nhận thấy sự bất thường của thị lực với các triệu chứng như nhìn kém trong bóng tối, chẳng hạn như khi đi ngoài trời vào ban đêm, nhà tối chưa bật đèn,…Trong điện thiếu sáng người bệnh dễ va vấp vào đồ vật, dễ bị té ngã
  • Không điều chỉnh thị lực kịp thời từ chỗ sáng sang chỗ tối. Đôi khi, bệnh nhân có thể giảm thị lực ngay cả trong điều kiện ánh sáng đầy đủ
  • Vùng nhìn thấy của mắt (thị trường) có thể bị thu hẹp dần khi bệnh diễn tiến nặng, nghiêm trọng hơn là thị trường hình ống – tình trạng thị trường bị thu hẹp trầm trọng, bệnh nhân như nhìn qua một cái ống. Ngoài ra, trong vùng nhìn thấy của bệnh nhân lại xuất hiện những vùng nhỏ không nhìn thấy (được gọi là ám điểm). Nếu ám điểm càng ngày càng lan rộng thì chứng tỏ tình trạng bệnh đang diễn tiến nặng lên

Mắt người bình thường nhìn thấy và mắt người quáng gà nhìn thấy

Nguyên nhân gây bệnh quáng gà

Thiếu hụt vitamin A

Vitamin A giữ vai trò quan trọng đối với thị lực của con người. Vitamin A tạo sắc tố võng mạc giúp điều tiết mắt, giúp mắt có khả năng nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng. Hơn nữa nó cũng giữ vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền xung thần kinh, và chuyển thành hình ảnh trên võng mạc. Vì vậy, cơ thể thiếu hụt vitamin A là nguyên nhân gây suy giảm thị lực, khả năng nhìn trong bóng tốt giảm sút gây bệnh quáng gà.

Các bệnh lý tại mắt

Các bệnh về mắt có thể gây quáng gà, bao gồm:

  • Cận thị
  • Đục thủy tinh thể
  • Tăng nhãn áp
  • Viêm võng mạc sắc tố
  • Hội chứng Usher

Các bệnh lý toàn thân

Một số bệnh lý khác trong cơ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh quáng gà như bệnh tiểu đường, bệnh Keratoconus,…Người cao tuổi là đối tượng dễ gặp tình trạng này.

Ngoài ra thì việc sử dụng thuốc tăng nhãn áp cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến đóng con ngươi và gây ra bệnh quáng gà.

Đối tượng có nguy cơ mắc quáng gà?

  • Người lớn tuổi có nguy cơ cao bị đục thủy tinh thể. Do đó nhóm đối tượng này có nguy cơ bị quáng gà cao hơn so với trẻ em và thanh thiếu niên
  • Bệnh nhân bị suy tuyến tụy như xơ nang, gặp khó khăn trong việc hấp thụ chất béo. Trong khi đó vitamin A lại là một loại vitamin tan trong chất béo. Bởi vậy họ dễ bị mắc quáng gà
  • Người có lượng đường trong máu cao hoặc mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ phát triển các bệnh về mắt
  • Trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 3 tuổi cũng có nguy cơ bị quáng gà do khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng không đảm bảo đáp ứng đủ lượng vitamin A theo nhu cầu cơ thể

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh quáng gà?

Đảm bảo cung cấp đủ vitamin A và dưỡng chất cho cơ thể là cách duy nhất để phòng ngừa bệnh quáng gà cũng như các bệnh liên quan đến mắt. Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A và chất chống oxy hóa vào chế độ ăn hàng ngày. Một số loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin A cao là cà rốt, cà chua, bí đỏ, khoai lang, trứng, sữa, rau bina, các loại rau màu xanh đậm,…

Với phụ nữ mang thai cần tăng cường các món ăn giàu vitamin A hoặc tiền chất của vitamin A. Với trẻ không được bú mẹ hoặc đã cai sữa thì phụ huynh nên chú ý thực đơn ăn dặm của con, đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất một cách hợp lý.

Những người kém hấp thu hoặc không thích ăn các thực phẩm trên thì có thể bổ sung vitamin A bằng cách sử dụng TPCN, viên uống tổng hợp. Ngoài ra các loại thuốc bổ mắt cũng được các bác sĩ khuyến khích mọi người nên sử dụng.

» Tham khảo: Tổng hợp 10 loại thuốc bổ mắt TỐT NHẤT, được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Lời kết

Bệnh quáng gà gây suy giảm thị lực, ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, sinh hoạt và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu có các triệu chứng nêu trên bạn hãy sớm đến cơ sở y tế để thăm khám, điều trị, tránh để bệnh diễn tiến nặng sẽ rất nguy hiểm. Quan trọng hơn là mỗi người hãy chủ động chăm sóc sức khỏe đôi mắt, phòng bệnh hơn chữa bệnh.