Mỗi ngày cơ thể đều cần được bổ sung vitamin C và đối với phụ nữ mang thai cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên vấn đề bà bầu uống vitamin C được không vẫn khiến nhiều người băn khoăn.
Phụ nữ mang thai uống vitamin C: nên hay không?
Bổ sung vitamin C cho bà bầu là điều cần thiết
Vitamin C (hay Axit Ascorbic) là một trong 13 loại vitamin thiết yếu với cơ thể con người, giúp tăng cường đề kháng, góp phần chữa lành vết thương và chống oxy hóa, ngăn ngừa nhiều bệnh lý mãn tính. Đồng thời chúng cũng kích thích sản sinh collagen, là nhân tố duy trì hệ xương và sụn khớp khỏe mạnh. Vitamin C còn đảm nhiệm nhiều chức năng, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe cơ thể.
Vitamin C là dưỡng chất cần thiết với bất cứ ai, từ trẻ sơ sinh, thanh thiếu niên, người trưởng thành, người cao tuổi,…Vậy có bầu uống vitamin C được không? Cơ thể không thể tự sản xuất và tổng hợp vitamin C nên việc bổ sung từ nguồn bên ngoài là bắt buộc. Nếu là thực phẩm, thức uống giàu vitamin C như nước ép cam, ổi, bưởi, cà chua, dâu tây,…thì hoàn toàn được các chuyên gia khuyến khích. Song với thực phẩm chức năng vitamin C dạng viên uống, viên sủi thì bà bầu có nên uống vitamin C loại này không vẫn gây nhiều tranh cãi.
Bất cứ ai cũng cần vitamin C, kể cả bà bầu
Sử dụng vitamin C cho bà bầu được không?
Bà bầu có nên uống vitamin C dưới dạng thực phẩm bổ sung? Câu trả lời là CÓ. Các chuyên gia cho biết, bà bầu có thể uống viên sủi vitamin C để bổ sung đầy đủ loại vitamin này cho cả mẹ và bé. Đặc biệt là trong giai đoạn giao mùa, thay đổi thời tiết thì việc bổ sung vitamin C càng cần thiết, giúp mẹ bầu giảm nguy cơ gặp các bệnh lý đường hô hấp, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Viên C sủi cung cấp hàm lượng vitamin C thiết yếu, đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Dạng sủi hòa tan nhanh trong nước, tốc độ hấp thụ nhanh và mang đến hiệu quả tối ưu. Hơn nữa còn rất tiện lợi sử dụng ở bất cứ đâu, dù ở nhà hay mang theo mẹ bầu đi làm.
Mặc dù vậy, hàm lượng vitamin C trong viên sủi hoặc các viên uống vitamin C khá cao, có thể lên tới 1000mg. Nếu bà bầu sử dụng nhiều hơn liều lượng khuyến cáo sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng. Bởi vậy, dù biết rằng bà bầu có được uống vitamin C song không vì thế mà lạm dụng. Chị em phụ nữ khi mang thai cần chú ý sử dụng vitamin C với liều lượng phù hợp, tuân thủ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất hoặc chỉ dẫn của bác sĩ/chuyên gia.
Bổ sung vitamin C cho bà bầu là điều quan trọng và cần thiết
⇒ Tham khảo: Một số sản phẩm bổ sung vitamin C tốt nhất chuyên gia khuyên dùng:
[products slugs=”vitamin-c-1000mg-kirkland-hop-500-vien-vitamin-c-cua-my,vien-bo-sung-vitamin-c-dhc-120-vien-nhat-ban,vien-uong-bo-sung-vitamin-c-blackmores-bio-c-1000mg-cua-uc”/]
[products slugs=”vien-bo-sung-vitamin-c-puritan-s-pride-vitamin-c-1000-mg,puritan-s-pride-vitamin-c-1000mg-timed-release-with-rose-hips,vien-uong-nature-made-super-c-with-vitamin-d3-zinc”/]
Bà bầu uống vitamin C bao nhiêu là đủ?
Liều lượng vitamin C cho bà bầu được khuyến nghị như sau:
- Người đang mang thai dưới 18 tuổi: không quá 80mg vitamin C/ngày
- Người đang mang thai trên 19 tuổi: không quá 85mg vitamin C/ngày
- Người đang cho con bú (dưới 18 tuổi): không quá 115mg vitamin C/ngày
- Người đang cho con bú (trên 19 tuổi): không quá 120mg vitamin C/ngày
Mức dung nạp vitamin C cao nhất được cho phép đối với nữ giới dưới 18 tuổi là 1800mg/ngày. Còn với nữ giới từ 19 tuổi trở lên là 2000mg/ngày. Với hàm lượng vitamin C khuyến nghị như trên thì bà bầu hoàn toàn có thể bổ sung qua chế độ ăn uống hàng ngày. Trường hợp bị thiếu hụt vitamin C nghiêm trọng hoặc cơ thể kém hấp thu vitamin C (do sử dụng thuốc hoặc có tiền sử bệnh lý) thì có thể bổ sung loại vitamin C từ viên sủi, viên uống. Tuy nhiên bạn nên chọn sản phẩm có chứa hàm lượng vitamin C thấp.
Hàm lượng vitamin C khuyến cáo cho bà bầu
Lợi ích khi bổ sung vitamin C cho bà bầu
Sau khi giải đáp thắc mắc “bà bầu có uống được vitamin C không” bổ sung loại vitamin này mang lại những lợi ích gì cũng là điều được quan tâm.
Phụ nữ mang thai bổ sung đầy đủ vitamin C cho cơ thể sẽ đem đến những lợi ích sau:
- Tăng cường sức đề kháng và hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại virus, vi khuẩn và các tác nhân gây hại bên ngoài
- Làm lành vết thương nhanh chóng, sửa chữa các mô, tái tạo tế bào, giúp làn da khỏe hạn, hạn chế các vết rạn da ở mẹ bầu
- Vitamin C thúc đẩy sản sinh collagen, một loại protein – thành phần quan trọng của gân, xương, sụn và da. Nhờ đó duy trì hệ xương khớp chắc khỏe, dẻo dai, đồng thời giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Vitamin C kích thích sản sinh collagen, có lợi cho hệ xương khớp
- Chống lão hóa da, cải thiện nếp nhăn, mang tới làn da căng khỏe mịn màng
- Tác dụng của vitamin C cho bà bầu là tăng hiệu quả hấp thu sắt và các dưỡng chất khác, ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt và các triệu chứng do thiếu máu gây ra như mệt mỏi, đau đầu, choáng váng,…
- Hạn chế chảy máu chân răng/lợi, phòng ngừa các bệnh nha chu, hỗ trợ chăm sóc răng miệng chắc khỏe.
- Tăng sức bền thành mạch, giảm xuất huyết dưới da
- Giảm nguy cơ sảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai
- Ngăn ngừa tình trạng táo bón thai kỳ và sau khi sinh
- Giảm tích tụ cholesterol ở tĩnh mạch, hỗ trợ đào thải lượng cholesterol xấu ra ngoài cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, máu nhiễm mỡ,…
- Bảo vệ sức khỏe tim mạch. ổn định nhịp tim, phòng tránh các bệnh ký như suy tim, loạn nhịp tim, đột quỵ,…
- Vitamin C cải thiện thị lực, thúc đẩy máu lưu thông đến mao mạch thuận lợi, hạn chế các bệnh về mắt như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể
- Bà bầu bổ sung đầy đủ vitamin C còn giảm nguy cơ mắc bệnh gout và tình trạng đau nhức khớp do tích tụ axit uric
- Hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh ung thư như ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư phổi,…
Bổ sung đầy đủ vitamin C làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Có phải bà bầu nào cũng nên uống vitamin C?
Vitamin C mang lại nhiều tác dụng tốt là thế nhưng không phải bà bầu nào cũng nên uống vitamin C. Một số trường hợp dưới đây được khuyến cáo không nên sử dụng vitamin C:
- Người bị cao huyết áp
- Người mắc bệnh sỏi thận
- Người mắc bệnh gan
- Người nhận cấy ghép gan
- Người đang điều trị ung thư
Ngoài ra, với phụ nữ mang thai gặp vấn đề về dạ dày thì càng phải cẩn trọng trong việc bổ sung vitamin C. Sử dụng vitamin C sai cách thậm chí còn khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất, có khả năng gây suy dinh dưỡng bào thai.
Bà bầu bị sỏi thận, gout không nên bổ sung vitamin C
Tác hại khi bổ sung quá liều vitamin C cho bà bầu
Mỗi ngày cơ thể chỉ cần một lượng vitamin C nhất định, tùy theo giới tính, độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Hơn nữa, cơ thể cũng chỉ hấp thụ được 70 – 80% lượng vitamin C bổ sung. Thậm chí nếu uống quá liều 1g, khả năng hấp thụ của cơ thể sẽ tự giảm xuống 50% để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Lượng vitamin C dư thừa sẽ được bài tiết ra ngoài qua đường nước tiểu. Song khi lạm dụng vitamin C trong thời gian dài sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng:
- Rối loạn tiêu hóa: nôn, buồn nôn, tiêu chảy, co thắt dạ dày
- Hỏng men răng do vitamin C bản chất là một loại axit
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
- Tích tụ tinh thể oxalat hình thành sỏi thận
- Phát ban ngoài da
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
- Thừa sắt, nguy cơ biến đổi hồng cầu gây hại đến các cơ quan trong cơ thể
- Mất cân bằng dinh dưỡng bởi vitamin C làm giảm sự hấp thu đồng và vitamin B12
- Nguy cơ mắc bệnh gai xương, viêm xương khớp
- Ảnh hưởng đến hệ tim mạch, tuyến tụy, tuyến giáp,…
- Nguy hiểm hơn là thừa vitamin C có thể dẫn đến tình trạng tán huyết ở bà bầu mắc chứng khiếm khuyết enzyme liên quan đến nhiễm sắc thể X, gây tổn thương gen dẫn đến bệnh ung thư
Lạm dụng vitamin C gây buồn nôn và nhiều tác hại khác cho cơ thể
Hướng dẫn bổ sung vitamin C cho bà bầu đúng cách
Như vậy, bà bầu có uống vitamin C được không đã rõ. Nhưng cần bổ sung vitamin C đúng cách mới mang lại hiệu quả tốt nhất cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
- Chọn sản phẩm bổ sung vitamin C có hàm lượng phù hợp với nhu cầu của phụ nữ mang thai
- Bổ sung vitamin C đúng liều lượng khuyến cáo và mức tiêu thụ tối đa cho phép mỗi ngày không vượt quá 2000mg
- Nên uống vitamin C sau bữa ăn sáng hoặc ăn trưa sẽ mang lại tác dụng tốt nhất
- Chia nhỏ liều uống vitamin C nhiều lần vào ban ngày giúp tăng hiệu quả hấp thu tối ưu
- Không uống vitamin C vào buổi tối khuya sẽ gây hưng cảm thần kinh, dẫn đến trằn trọc, khó ngủ, mất ngủ
- Không uống vitamin C khi đói tránh làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày
- Những bà bầu có tiền sử bệnh gout, sỏi thận thì không nên sử dụng viên uống/viên sủi vitamin C. Thay vào đó nên bổ sung loại vitamin này từ các loại thực phẩm tự nhiên
- Trong quá trình sử dụng sản phẩm vẫn cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, cân bằng. Cần lưu ý hàm lượng vitamin C bổ sung từ viên uống để điều chỉnh việc lượng vitamin C bổ sung từ thực phẩm bên ngoài.
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã biết bà bầu có được uống vitamin C không, cách bổ sung vitamin C cho bà bầu chuẩn khoa học, hiệu quả và an toàn. Hy vọng bài viết đã chia sẻ với bạn những thông tin hữu ích! Tiếp tục theo dõi Nhà Thuốc Sức Khỏe để cập nhật những kiến thức chăm sóc sức khỏe mới nhất nhé!
—————————-
NHÀ THUỐC SỨC KHỎE – NHÀ THUỐC TRỰC TUYẾN UY TÍN
Website: https://nhathuocsuckhoe.com/
Hotline: 0901.666.300
Tại Hà Nội: Quý khách vui lòng đặt hàng Online hoặc qua số điện thoại
Tại Hồ Chí Minh: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
⇒ Tham khảo:
- Nên uống vitamin C lúc nào hiệu quả nhất?
- Thừa vitamin C có nguy hiểm không? Dấu hiệu cơ thể thừa vitamin C
- Cách kết hợp BHA và Vitamin C tăng hiệu quả gấp đôi
- Kết hợp AHA và Vitamin C: Nên hay Không?
- Uống kẽm và vitamin D3 cùng lúc được không? Lợi hay hại?
- Top 5+ vitamin D3 dạng xịt tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Tham khảo nguồn: nhathuocsuckhoe.com