Không được nhắc đến nhiều như vitamin C hay D nhưng vitamin K vẫn giữ vai trò quan trọng với làn da và sức khỏe cơ thể. Vitamin K tham gia vào quá trình đông máu, hạn chế mất máu khi bị thương và rất cần thiết để xây dựng một hệ xương chắc khỏe. 

Vitamin K là gì?

Vitamin K là một nhóm các vitamin tan trong chất béo và nằm trong số ít các vitamin mà cơ thể con người có thể tự tổng hợp được. Dù chỉ cần một lượng nhỏ (tính bằng microgam) nhưng vitamin K rất cần thiết cho quá trình đông máu, duy trì chức năng não bộ, tăng cường chuyển hóa canxi và thúc đẩy sự phát triển của xương. 

Vitamin K có tác dụng gì, vitamin k 5mg, vitamin k5

Công thức hóa học của vitamin K

Phân loại vitamin K 

Vitamin K được phân chia thành 2 dạng là:

Vitamin K tự nhiên

Ở dạng tự nhiên thì phổ biến nhất là vitamin K1 và vitamin K2. 

  • Vitamin K1 (còn gọi là phylloquinone) có nguồn gốc thực vật, các loại rau lá xanh như bông cải, rau bina, măng tây, ngò tây,…Vitamin K1 chiếm tới 75 – 90% lượng vitamin K mà chúng ta tiêu thụ. 
  • Vitamin K2 (còn gọi là menaquinone) chủ yếu có nguồn gốc động từ động vật, được tổng hợp trong ruột nhờ các loại vi khuẩn đường ruột. Vitamin K2 có nhiều trong thịt, phô mai, trứng và các sản phẩm lên men. 

Vitamin K tổng hợp 

Vitamin K tổng hợp gồm 3 loại là vitamin K3, K4 và K5. Nghiên cứu cho thấy vitamin K3 (menadione) có độc tính nên thường không được sử dụng với con người. Vitamin K3 được tổng hợp từ phản ứng hóa học giữa vitamin K1 + K2, khi vào cơ thể có thể được chuyển đổi thành vitamin K2 trong gan nên thường là thành phần có trong các loại thức ăn chăn nuôi. 

Vitamin K có tác dụng gì, phân loại vitamin K

Phân loại nhóm vitamin K

Vitamin K có tác dụng gì với sức khỏe

Phát triển hệ xương chắc khỏe 

Vitamin K là hợp chất có khả năng tăng cường sản sinh Osteocalcin là một loại protein cấu thành xương, duy trì sự ổn định nồng độ canxi trong xương. Từ đó ngăn ngừa quá trình thoái hóa, phòng ngừa loãng xương, mất xương, hạn chế bệnh lý hay chấn thương về xương khớp. Bổ sung vitamin K đầy đủ sẽ bảo vệ xương khớp chắc khỏe và dẻo dai, hỗ trợ tăng trưởng chiều cao ở trẻ em trong độ tuổi phát triển.

Đông máu, hạn chế mất máu 

Vitamin K có ý nghĩa quan trọng với quá trình đông máu. Chúng được coi là “băng cứu thương” tự nhiên hiệu quả hơn bao giờ hết. Bằng cách kích thích sản xuất protein, tăng tốc độ hình thành các cục máu đông, vitamin K giúp bạn hạn chế mất máu khi bị thương.
Với những ai đang thắc mắc vitamin K có tác dụng gì với trẻ sơ sinh thì loại vitamin này khi được bổ sung qua đường uống hoặc tiêm sẽ ngăn ngừa các vấn đề xuất huyết. Chúng ta đều biết rằng mất máu quá nhiều có thể gây tử vong. Vì vậy, vitamin K có đóng góp lớn trong việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng của cả trẻ em và người lớn. 

Vitamin K có tác dụng gì, vitamin k3 có tác dụng gì

Vitamin K đẩy nhanh tốc độ hình thành cục máu đông ở vị trí vết thương, hạn chế mất máu

Tăng cường trí nhớ 

Tăng nồng độ vitamin K được chứng minh là có cải thiện trí nhớ theo từng giai đoạn ở người lớn tuổi. Tác dụng của vitamin K giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer, tăng nhận thức, hạn chế mất ký ức ở người già, người cao tuổi. 

Ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim 

Vitamin K cực kỳ có lợi với sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa quá trình khoáng hóa, hạn chế tích tụ khoáng chất (đặc biệt là canxi) ở mạch máu. Điều này giúp tăng cường tuần hoàn máu, cho phép tim bơm máu tự do đến các cơ quan trong cơ thể, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. 

Vitamin K2 có tác dụng gì, vitamin K2 giữ vai trò chủ chốt trong các trường hợp này. Vitamin K2 tối ưu việc sử dụng canxi trong máu, ngăn chặn các yếu tố gây hại đến hệ tim mạch. Vì thế mà phòng ngừa đau tim, đột quỵ, tình trạng nhồi máu cơ tim và các bệnh lý tim mạch khác. 

Vitamin K có tác dụng gì, thuốc 9 vitamin có tác dụng gì

Vitamin K bảo vệ sức khỏe tim mạch

Kiểm soát đường huyết 

Vitamin K hỗ trợ kiểm soát đường huyết nhờ vào khả năng cải thiện độ nhạy của insulin, giảm tình trạng đề kháng insulin giúp hạn chế hấp thu đường vào máu. Qua đó giảm nhẹ triệu chứng bệnh đái tháo đường và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường xuống mức tối đa. 

Ức chế tế bào ung thư 

Một trong những tác dụng của vitamin K là chống lại tế bào ung thư, hiệu quả nhất với ung thư gan. Kết quả thử nghiệm cho thấy sử dụng vitamin K2 45mg/ngày sẽ ức chế sự phát triển ung thư biểu mô tế bào gan ở bệnh nhân xơ gan. 

Vitamin K2 làm thay đổi các yếu tố tăng trưởng, cắt đứt nguồn dinh dưỡng đến các tế bào độc hại và đóng băng các chu kỳ phân chia. Nhờ đó ngăn chặn sự xâm lấn của tế bào ung thư. Do đó, bổ sung vitamin K thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, vòm họng,…

Vitamin K có tác dụng gì

Vitamin K ức chế sự phát triển tế bào ung thư

Ngăn ngừa sỏi thận 

Nhờ khả năng tăng cường hấp thu canxi, vitamin K2 hạn chế lắng đọng canxi gây sỏi thận. Đồng thời giúp cải thiện quá trình tái tạo xương ở bệnh nhân chạy thận. Nghiên cứu cho thấy bổ sung ít nhất 200 µg vitamin K2 mỗi ngày sẽ có hiệu quả bảo vệ gần như tối đa với tình trạng vôi hóa mạch máu và loãng xương. 

Ngăn ngừa vôi hóa mạch máu 

Vitamin K ngăn ngừa tích tụ canxi và photpho ở mạch máu, giúp cho máu được vận chuyển đi khắp cơ thể một cách “trơn tru”. Các động mạch co thắt để bơm máu linh hoạt mà không bị cản trở bởi các cục xơ cứng (do khoáng chất lắng đọng). Bởi thế nên vitamin K chính là nhân tố chống xơ cứng động mạch, vôi hóa mạch máu.

Bảo vệ răng chắc khỏe

Vitamin K2 cũng có lợi ích lớn với sức khỏe răng miệng. Bằng việc tham gia điều chỉnh Osteocalcin, một loại protein tham gia vào quá trình chuyển hóa xương, kích thích sự phát triển của răng và vôi hóa vùng dưới men răng. Từ đó ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn chặn các bệnh lý về răng miệng.  

Vitamin K có tác dụng gì

Vitamin K góp phần chăm sóc răng miệng khỏe mạnh

Vitamin K có tác dụng gì cho da

Chữa lành tổn thương da 

Các vết bầm tím và tổn thương trên da xuất hiện là do mạng lưới mao mạch li ti dưới da bị vỡ khiến máu thoát ra ngoài, tích tụ thành các đốm tím, đen, xanh. Dù tình trạng này có thể tự phục hồi nhưng cần nhiều thời gian, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Lúc này, vitamin K sẽ tăng cường độ dày mao mạch, ngăn chặn bầm tím và giúp vết thương mau lành. 

Vitamin K có tác dụng gì

Vitamin K hạn chế xuất hiện các vết bầm tím dưới đa

Phục hồi da 

Thông thường, sau các cuộc phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung vitamin K dạng tiêm hoặc dạng thuốc uống nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi da nhanh hơn. Cũng chính bởi vậy mà vitamin K thường được ứng dụng trong điều trị sẹo, bỏng, rạn da, giãn tĩnh mạch, lộ mao mạch,…

Hỗ trợ trị mụn và thâm mụn

Vitamin K có tác dụng cải thiện độ nhạy của insulin, duy trì quá trình bài tiết và sử dụng insulin của cơ thể. Hơn nữa còn tăng cường lưu thông máu dưới da, góp phần làm giảm mụn và mang đến làn da sáng khỏe hồng hào. 

Không chỉ có hiệu quả trị mụn, vitamin K tốt cho sự lưu thông máu, thúc đẩy tái tạo và tăng sinh tế bào da, xóa mờ các vết thâm mụn xấu xí. 

Vitamin K có tác dụng gì

Vitamin K hỗ trợ trị mụn

Tăng độ đàn hồi cho da

Vitamin K có tác dụng gì với làn da, chính là tăng độ đàn hồi, cải thiện cấu trúc da săn chắc và tươi trẻ. Loại vitamin này tham gia vào quá trình hình thành protein của tế bào, kích thích sản sinh tế bào mới, củng cố liên kết giữa các mô cơ. Thông qua cơ chế này giúp giảm thiểu tình trạng da chảy xệ, chùng nhão, giữ gìn nét đẹp tuổi xuân. 

Thêm vào đó, vitamin C còn có khả năng cân bằng nồng độ canxi, ngăn ngừa dư thừa canxi trong tế bào sợi elastin. Nhờ đó mà mạng lưới nâng đỡ dưới da ngày càng chắc khỏe, tạo ra độ đàn hồi cho da tốt hơn. 

Tăng cường sức khỏe làn da 

Vitamin K có vai trò như một chất chống oxy hóa, ngăn ngừa tác động của các gốc tự do gây thương tổn cho da. Khi bạn cung cấp đủ lượng vitamin K cho cơ thể sẽ nhanh chóng làm dịu đi tác động của các nhân tố gây hại ngoài môi trường như nắng, gió, khói bụi,…nâng cao sức khỏe làn da, đem đến một làn da trẻ trung và tràn đầy sức sống. 

Vitamin K có tác dụng gì

Tác dụng của vitamin K với làn da

Hỗ trợ kiểm soát dầu thừa 

Tình trạng dầu nhờn trên da xuất hiện do sự mất cân bằng nội tiết tố bên trong cơ thể, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, gây bít tắc lỗ chân lông. Trong khi nguyên nhân dẫn đến rối loạn nội tiết bắt nguồn từ sự mất kiểm soát và điều tiết insulin. Vitamin K duy trì hoạt động ổn định của insulin, giảm dầu nhờn, ngăn chặn vi khuẩn tích tụ và sinh sôi. 

Giảm quầng thâm mắt

Quầng thâm mắt chủ yếu xuất hiện do mao mạch suy yếu, khiến bạn trông già trước tuổi, cảm giác như luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải. Vậy vitamin K có tác dụng gì với tình trạng này? Loại vitamin tan trong chất béo – vitamin K giúp tăng cường sức bền thành mạch, thúc đẩy lưu thông máu giúp trẻ hóa vùng da dưới mắt, giảm nếp nhăn và quầng thâm.

Vitamin K có tác dụng gì

Vitamin K giúp vùng da dưới mắt sáng màu hơn

Khuyến nghị hàm lượng vitamin K mỗi ngày 

Các chuyên gia khuyến nghị về hàm lượng vitamin K cần bổ sung mỗi ngày tùy theo giới tính, độ tuổi và tình trạng sức khỏe như sau:

  • Trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng: 2mcg/ngày
  • Trẻ sơ sinh từ 7 – 12 tháng: 2.5mcg/ngày
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 30mcg/ngày
  • Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 55cmg/ngày
  • Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 60mcg/ngày
  • Thanh thiếu niên từ 14 – 18 tuổi: 75mcg/ngày
  • Người trên 19 tuổi: 120mcg/ngày với nam giới, 90mcg/ngày với nữ giới (bao gồm cả phụ nữ mang thai và cho con bú)
  • Người lớn bị thiếu vitamin K do suy dinh dưỡng: có thể bổ sung 10 – 40mg/ngày
  • Người gặp vấn đề về đông máu: 5mg/ngày 
  • Dự phòng xuất huyết ở trẻ sơ sinh: 0,5 – 1mg. 

Dấu hiệu thiếu vitamin K

Tình trạng thiếu hụt vitamin K chủ yếu do chế độ ăn uống không đảm bảo. Một số ít trường hợp là do cơ thể kém hấp thu hoặc sử dụng thuốc warfarin khiến khả năng hấp thu bị suy giảm. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin K sẽ xuất hiện các triệu chứng:

  • Máu khó đông, dễ chảy máu dù là vết thương nhỏ 
  • Các vết bầm tím có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể
  • Chảy máu mũi
  • Xuất huyết đường tiêu hóa: nôn ra máu, đi ngoài ra máu

Riêng dấu hiệu thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh là chảy máu dây rốn, mũi, đường tiêu hóa. Không những thế, với trẻ mới sinh sau khi được cắt bao quy đầu còn có thể bị chảy máu dương vật, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. 

Vitamin K có tác dụng gì

Dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin K bạn cần lưu ý

Cách bổ sung vitamin K cho cơ thể

Bổ sung vitamin K qua thực phẩm tự nhiên

Bạn hoàn toàn có thể đáp ứng đủ nhu cầu vitamin K cho cơ thể thông qua một chế độ ăn uống đa dạng mà không cần dùng vitamin K đường uống hoặc tiêm. Vitamin K1 có nhiều trong các loại rau xanh, các loại đậu và một số loại quả mọng. Do đó, bạn nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày. Chẳng hạn như cải xoăn, bông cải xoăn, măng tây, xà lách, bắp cải, cải bó xôi, đậu nành, bí ngô, kiwi, nho, bơ, việt quất,…

Trong khi đó, vitamin K2 lại có nhiều trong lòng đỏ trứng, các loại thịt hoặc gan, sản phẩm lên men (dưa muối, miso, natto,…),…Với những loại thực phẩm này bạn cần chú ý sử dụng một cách hợp lý và cân bằng để tránh gây tăng cân, tăng hàm lượng muối trong cơ thể, không tốt cho thận. 

Thực phẩm tự nhiên là nguồn bổ sung vitamin K1 và vitamin K2

Bổ sung vitamin K qua thực phẩm chức năng 

Những người bị thiếu hụt vitamin K nghiêm trọng do cơ thể kém hấp thu hoặc đang gặp tình trạng bệnh lý có thể bổ sung loại vitamin này từ thực phẩm chức năng. Tuy nhiên không được tự ý sử dụng mà cần có chỉ định của bác sĩ, chuyên gia.

Các sản phẩm bổ sung vitamin K dạng viên uống có hiệu quả cao, lại sử dụng dễ dàng và tiện lợi nên khá được ưa chuộng. Tuy nhiên hàm lượng vitamin K tương đối cao nên bạn cần kiểm soát liều lượng và tuân thủ hướng dẫn sử dụng để tránh gặp phải tác dụng phụ. Trong thời gian sử dụng thực phẩm hỗ trợ sức khỏe vitamin K bạn cũng cần cân chỉnh chế độ ăn uống hợp lý nhằm tránh tích tụ vitamin K quá nhiều trong cơ thể. 

Vitamin K có tác dụng gì

Thực phẩm chức năng bổ sung vitamin K cho cơ thể

Vitamin K có gây tác dụng phụ không?

Việc tăng cường bổ sung vitamin K từ thực phẩm tự nhiên không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên với thực phẩm chức năng và mỹ phẩm chứa vitamin K thì bạn cần lưu ý:

  • Khi dùng bằng đường uống: vitamin K1 và K2 khá an toàn với hầu hết mọi người khi sử dụng ở liều lượng thích hợp. Tuy nhiên một số ít trường hợp khi bổ sung vitamin K có thể gặp phản ứng phụ như đau bụng hoặc tiêu chảy
  • Khi thoa lên da: vitamin K được đánh giá là an toàn khi bôi dưới dạng kem nồng độ dưới 0.1%. 
  • Khi tiêm qua đường tĩnh mạch: hai dạng vitamin K tự nhiên là vitamin K1, vitamin K2 an toàn với hầu hết mọi người khi được tiêm vào tĩnh mạch theo chỉ định của bác sĩ. 

Như vậy, qua vài viết trên chắc hẳn bạn đã hiểu rõ vitamin K có tác dụng gì rồi chứ? Hãy nhớ bổ sung đầy đủ vitamin K cho cơ thể một cách hợp lý để mang lại hiệu quả tốt nhất, tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn nhé!

—————————-

NHÀ THUỐC SỨC KHỎE – NHÀ THUỐC TRỰC TUYẾN UY TÍN

Website: https://nhathuocsuckhoe.com/

Hotline: 0901.666.300

Tại Hà Nội: Quý khách vui lòng đặt hàng Online hoặc qua số điện thoại

Tại Hồ Chí Minh: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Tham khảo nguồn: nhathuocsuckhoe.com