Giãn tĩnh mạch là bệnh lý liên quan đến mạch máu ngoại biên. Nhiều người thường nghĩ bệnh chỉ gây mất thẩm mỹ khi các mạch máu lộ rõ. Tuy nhiên thực tế giãn tĩnh mạch gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số trường hợp nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh giãn tĩnh mạch là gì?

Giãn tĩnh mạch là tình trạng tĩnh mạch bị xoắn, phình to. Bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể. Tuy nhiên phổ biến nhất là ở chân do có hệ thống tĩnh mạch dài, phức tạp. Hơn nữa đôi chân phải chịu áp lực lớn và trọng lượng của cả cơ thể.

Suy giãn tĩnh mạch chân hay giãn tĩnh mạch chi dưới là sự suy giảm khả năng đưa máu trở về tim khiến máu bị ứ đọng lại, gây phù nề chi dưới, thay đổi da, biến dạng các tổ chức mô xung quanh. 

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch

Sự trào ngược hay tắc nghẽn dòng máu trong tĩnh mạch là nguyên nhân dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch. Bình thường, các van tĩnh mạch ở chân đưa máu từ chân trở về tim. Các van mở ra để máu chảy về tim và đóng lại để ngăn máu chảy ngược xuống chân. Khi các van bị hư hỏng hoặc hoạt động không tốt sẽ làm cho dòng máu bị tắc nghẽn hoặc trào ngược dẫn đến ứ đọng máu.

Đối tượng có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch?

Bệnh lý này có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng những đối tượng sau có nguy cơ cao hơn cả:

Người đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động

Đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu từ tim xuống chân và ngược lại từ tim về chân. Khi đó máu dồn xuống chân và ứ đọng lại dẫn đến bệnh. Những người làm công việc đặc thù như giáo viên, cảnh sát giao thông, nhân viên văn phòng,…rất dễ bị giãn tĩnh mạch.

Phụ nữ mang thai

Với phụ nữ mang thai, hàm lượng hormone nội tiết tố nữ tăng cao và khi thai to gây chèn ép tĩnh mạch cản trở máu về tim, chi dưới phải chống lại sức cản của trọng lực cơ thể. Hơn nữa, thể tích máu trong cơ thê tăng lên làm tăng gánh nặng lên hệ tuần hoàn. Đây là nguyên nhân tỷ lệ bà bầu bị giãn tĩnh mạch chân cao. Những triệu chứng này có thể biến mất sau khi sinh nhưng rất có khả năng khởi phát lại sau 3 – 5 năm.

Phụ nữ đi giày cao gót thường xuyên

Độ dốc của giày cao gót làm tăng áp lực đến tĩnh mạch, các mạch máu ngoại biên, gây áp lực lớn lên chân. Bởi thế những phụ nữ thường xuyên sử dụng giày cao gót dễ bị giãn tĩnh mạch chi dưới.

Người thừa cân, béo phì

Những người thừa cân, béo phì rất dễ bị giãn tĩnh mạch. Không chỉ bởi cơ thể nặng nề khiến áp lực lớn dồn lên chân mà họ thường có xu hướng ăn uống thiếu lành mạnh, lười vận động. Những yếu tố này kết hợp lại khiến nguy cơ mắc bệnh cao.

Một số đối tượng khác

  • Người cao tuổi
  • Người nằm bất động để điều trị bệnh trong thời gian dài
  • Người bị chấn thương ở chân hoặc đã từng phẫu thuật chỉnh hình

Triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới

Giai đoạn sớm

  • Cảm giác khó chịu ở bắp chân, nặng chân
  • Cảm giác tức nặng và mỏi ở chi dưới khi đứng quá lâu
  • Đau khi đi lại nhiều
  • Thường xuyên bị chuột rút vào ban đêm
  • Sưng phù xung quanh mắt cá chân, thấy rõ vào buổi tối
  • Quan sát chân thấy rõ các mao mạch và tĩnh mạch nông
  • Đau nhức, tê mỏi chân
  • Các triệu chứng trên tăng lên vào chiều tối, sau khi đứng lâu và giảm sau khi ngủ dậy, sau nghỉ ngơi,..

Giai đoạn sau

  • Sưng nề và tím ở cẳng chân và mu bàn chân
  • Hình thành huyết khối tĩnh mạch: với huyết khối nông sẽ nhìn rõ, sờ ấm và cứng dọc theo tĩnh mạch, đau và kèm theo đỏ da. Huyết khối tĩnh mạch sâu khiến chân nóng, sưng đỏ, có thể chảy máu,…
  • Da chân phù nề, dày lên, thay đổi màu sắc, có thể bong vảy da, chảy nước
  • Loét chân gây đau đớn, ban đầu loét nông sau đó sâu và rộng dần, dễ bị bội nhiễm

Giãn tĩnh mạch nguy hiểm như thế nào?

Bệnh giãn tĩnh mạch thông thường không phải là bệnh cấp tính, chưa gây hại ngay trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, bệnh thực sự nguy hiểm và “đáng báo động” khi xuất hiện huyết khối tĩnh mạch sâu.

Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể bong và di chuyển ngược lên gây thuyên tắc phổi (tắc mạch máu ở phổi). Ngoài ra còn xuất hiện những cơn đau mãn tính dữ dội cho người bệnh. Người bệnh dễ bị phù mạch bạch huyết thứ phát, loét chân, dẫn đến bội nhiễm nguy hiểm đến tính mạng và tỷ lệ tử vong cao.

Điều trị giãn tĩnh mạch 

Điều trị nội khoa

– Dùng băng ép và vớ tạo lực (vớ y khoa): tạo áp lực lên từng phần của chân, giúp các van tĩnh mạch khép mạch, đẩy máu theo các tĩnh mạch đi về tim đồng thời tăng cường lưu thông máu, giảm nguy cơ hình thành huyết khối do máu ứ trệ, chảy ngược và giảm phù nề

Tham khảo:

– Dùng thuốc: dùng thuốc chống đông máu, thuốc giảm đau, chống viêm và thuốc hỗ trợ tĩnh mạch,  tăng vững bền thành mạch, tan cục máu đông…Thuốc phải dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ

Chích xơ

Chính xơ là sử dụng một dung dịch tiêm vào tĩnh mạch gây phản ứng viêm kết hợp với nén ép tĩnh mạch khiến máu không vào được tĩnh mạch bị giãn, kết quả là tĩnh mạch đó bị xơ hóa và không còn hoạt động nữa.

Phẫu thuật

Trường hợp tổn thương tĩnh mạch nông, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ đoạn tĩnh mạch bị giãn thông qua một đường rạch nhỏ. Đồng thời thủ thuật này cũng được sử dụng để sửa van, tạo hình tĩnh mạch,…

Điều trị can thiệp nội mạch

Điều trị can thiệp nội mạch là sử dụng năng lượng laser hoặc sóng cao tần để loại bỏ tĩnh mạch bị trào ngược, khiến máu chỉ chảy qua các tĩnh mạch “khỏe” khác.

Varikosette – kem trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả 

Đôi nét về sản phẩm

Giãn tĩnh mạch không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như phù nề, tê chân, nhức mỏi, chuột rút, nổi gân xanh ngoằn ngoèo trông rất đáng sợ. Giãn tĩnh mạch chân khiến người bệnh đi lại khó khăn và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Vì vậy, rất nhiều người đã tìm đến Varikosette, một loại kem bôi có thành phần tự nhiên lành tính và điều trị giãn tĩnh mạch hiệu quả.

Công dụng của kem Varikosette

  • Tăng cường lưu thông máu và trao đổi chất ở vùng da chân, ngăn chặn tình trạng máu ứ trệ
  • Cải thiện tuần hoàn máu, hạn chế những tổn thương trên bề mặt da
  • Chống giãn tĩnh mạch, giảm cảm giác mệt mỏi, nặng nề cho đôi chân
  • Hỗ trợ chăm sóc và nuôi dưỡng da chân, không còn khô da, căng da

Kem Varikosette có an toàn không?

Kem điều trị giãn tĩnh mạch Varikosette có nguồn gốc thành phần hoàn toàn từ những nguyên liệu thiên nhiên như cây dẻ ngựa, lá bạch dương, chiết xuất cây phỉ, tinh dầu chanh, bạc hà, cúc La Mã, cây tầm ma,…chứa những dưỡng chất có ích trong việc điều trị suy giãn tĩnh mạch. Hơn nữa còn đảm bảo độ an toàn và lành tính nhất với cả làn da và sức khỏe, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng mà không gây kích ứng hay tác dụng phụ.

Mua kem Varikosette trị giãn tĩnh mạch ở đâu?

Hiện nay, trên thị trường có nhiều nơi bán kem Varikosette của Nga nhưng điều làm người tiêu dùng băn khoăn đó chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm. Đặc biệt là khi hàng giả, hàng nhái tràn lan khiến khách hàng nghi ngại và không biết cách phân biệt thật giả.

Để yên tâm nhất, bạn hãy đến Nhà Thuốc Sức Khỏe – nhà thuốc uy tín được Bộ Y tế cấp phép, cung cấp sản phẩm nhập khẩu chính hãng, đảm bảo chất lượng và giá tốt nhất.

Bạn có thể đến trực tiếp địa chỉ số 62 Yên Đỗ, Phường 1, Quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh hoặc đặt hàng ngay tại website. Nếu còn điều gì băn khoăn hãy liên hệ hotline 0901.666.300 để được tư vấn nhanh nhất.

Cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch

  • Không nên mặc quần chật, bó sát vào vùng chậu, hông, chân
  • Hạn chế đi giày cao gót, nên mang giày đế mềm và có đệm lót. Khi bước đi không nên dồn trọng lực vào mũi chân mà nên dồn đều lên cả hai bàn chân.
  • Duy trì mức cân nặng phù hợp
  • Tránh đứng nhiều và tạo áp lực lên chân trong thời gian dài
  • Tập luyện các bài tập vận động nhẹ nhàng, phù hợp giúp cải thiện tuần hoàn máu
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất, đặc biệt là các loại vitamin và chất xơ

Lời kết

Bệnh suy giãn tĩnh mạch không đơn giản là chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy với sức khỏe. Bởi vậy người bệnh không nên chủ quan mà cần sớm tìm biện pháp điều trị phù hợp. Quan trọng nhất là chủ động phòng ngừa để tránh nguy cơ mắc bệnh, bảo vệ sức khỏe bản thân. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích.