Không giống như cân nặng, chiều cao của trẻ chỉ phát triển trong một độ tuổi nhất định là trong tuổi dậy thì. Nếu qua giai đoạn này việc tăng chiều cao sẽ khó khăn và kém hiệu quả hơn. Chính vì vậy, làm thế nào để tăng chiều cao cho con trẻ là vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm.
Ảnh hưởng của tuổi dậy thì đến sự phát triển chiều cao
Tuổi dậy thì được coi là “giai đoạn vàng” để trẻ phát triển chiều cao. Tuổi dậy thì ở nữ giới vào khoảng 9 – 17 tuổi, trong khi ở nam giới là 11 – 17 tuổi. Đây là bước ngoặt lớn trong cuộc đời của trẻ, bao gồm sự thay đổi cả về thể chất và tâm sinh lý.
Trong giai đoạn này, hormone tăng trưởng cùng hormone nội tiết (FSH, LH) sẽ điều hòa nội tiết của cơ thể là estrogen và testosterone. Hai hormone này sẽ tác động lên hầu hết các cơ quan trong cơ thể và dẫn đến sự thay đổi rõ rệt về chiều cao, vóc dáng, tâm lý…
» Xem thêm: Đặc điểm tuổi dậy thì ở nam và nữ, dậy thì sớm có hại không?
Qua giai đoạn này, sụn tăng trưởng ở các đầu xương sẽ không phát triển nữa, hoạt động tiết hormone giảm dần, hệ thống xương đã ổn định. Xương không phát triển dài ra mà thay vào đó là tăng lên về “chất lượng”, xương cứng cáp và chắc chắn hơn. Do đó, nếu bỏ lỡ giai đoạn này, trẻ sẽ khó tăng chiều cao một cách tự nhiên.
Top 10 cách tăng chiều cao ở tuổi dậy
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Ngoài gen di truyền thì chế độ ăn uống là yếu tố tiên quyết giúp trẻ tăng trưởng chiều cao. Vì vậy, bố mẹ cần xây dựng cho trẻ chế độ ăn khoa học, cân bằng và phù hợp. Đặc biệt chú trọng bổ sung các dưỡng chất thiết yếu gồm:
- Canxi: canxi đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xương khớp, giúp xương của trẻ dài ra. Phụ huynh có thể bổ sung canxi cho con bằng các sản phẩm từ sữa hoặc những thực phẩm như hải sản, rau xanh, cải bó xôi, rau chân vịt,…. -> Tham khảo: 24+ thực phẩm bổ sung canxi cực tốt không thể bỏ qua
- Vitamin: vitamin hỗ trợ sự chuyển hóa trong cơ thể, thúc đẩy tăng trưởng chiều cao, đặc biệt là vitamin D, A, C. Mỗi ngày nên cung cấp từ 300mg đến 500mg dưỡng chất này cho trẻ.
- Kẽm: thiếu hụt kẽm sẽ hạn chế sự phát triển của trẻ em. Phụ huynh nên bổ sung kẽm cho trẻ từ các loại thực phẩm như cua, bí đỏ, các loại hạt,…
- Sắt: sắt có nhiều trong thịt bò, cá, hải sản, rau có màu xanh đậm,…
Ăn đúng giờ, đủ bữa
Thói quen ăn uống lành mạnh sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất để sản sinh hormone kích thích tăng trưởng. Bởi thế trẻ tuyệt đối không được bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Bữa sáng là nguồn cung cấp năng lượng để ổn định đường huyết và các chức năng khác trong một ngày dài. Phụ huynh có thể chuẩn bị bữa sáng cho con với những thực phẩm như yến mạch, các loại hạt và sữa.
» Tham khảo: Top 5 sữa tăng chiều cao cho trẻ tốt nhất mẹ nên cho con thử
Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày
Việc chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, giảm gánh nặng cho dạ dày mà còn mang đến hiệu quả giúp trẻ phát triển chiều cao.
Nghiên cứu cho thấy ăn nhiều bữa nhỏ sẽ giúp cung cấp đầy đủ oxy cho máu, thúc đẩy sự phát triển của hệ miễn dịch tốt hơn. Hơn nữa việc sản xuất glucose đều đặn, cung cấp cho các tế bào trong cơ thể vận hành trơn tru. Nhờ thế cơ thể trẻ luôn khỏe mạnh, đảm bảo lưu lượng máu để tăng chiều cao.
Tắm nắng
Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên rất tốt. Phụ huynh hãy khuyến khích trẻ hoạt động ngoài trời hoặc đơn giản là ngồi tắm nắng vào buổi sáng cho da được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, tăng khả năng tổng hợp Vitamin D.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý thời gian tắm nắng tốt nhất là 20 – 30 phút từ 6h – 7h sáng (có thể muộn hơn với mùa đông). Bạn không nên cho trẻ tắm nắng vào những thời điểm khác trong ngày vì tia cực tím sẽ làm tổn thương da.
Uống đủ nước
Uống đủ nước mỗi ngày mang lại rất nhiều lợi ích. Không chỉ là thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, tăng cường trao đổi chất mà còn giúp các dưỡng chất thẩm thấu hoàn toàn vào tế bào, trẻ hấp thụ tốt hơn. Nếu trẻ không có hứng thú với nước lọc thì bạn có thể giúp trẻ uống nhiều nước bằng cách thay thế với nước canh, nước ép trái cây hoặc ăn các rau củ quả như cam, quýt, bưởi,…
Ngủ đủ giấc
Trong giấc ngủ, cơ thể cũng sản sinh ra hormone tăng trưởng. Khi trẻ có giấc ngủ chất lượng thì chiều cao cũng được thúc đẩy. Bởi vậy, một trong những cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì là trẻ cần ngủ đủ giấc để cơ thể có điều kiện phát triển tốt nhất.
Phụ huynh nên tập cho trẻ thói quen ngủ trước 23h, ngủ đủ giấc từ 8 – 10 tiếng mỗi ngày. Thiếu ngủ sẽ cản trở hormone tăng trưởng và ảnh hưởng đến trí não và sụn xương khớp của trẻ.
Luyện tập tư thế chuẩn xác
Một vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ là thường sai tư thế, gù lưng, khom lưng khi ngồi, khi học bài hay khi chơi…Điều này không tốt cho cột sống và xương khớp, dẫn đến nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của các cơ quan trong cơ thể. Chính vì vậy, bạn hãy nhắc nhở và kèm cặp để trẻ có tư thế chuẩn, giúp bảo vệ cột sống luôn thẳng và trẻ cũng sẽ cao hơn.
Vận động, tập luyện thể dục thể thao
Vận động, hoạt động thể chất là cách tăng chiều cao cho trẻ an toàn và hiệu quả, kích thích sự kéo dài xương đồng thời tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Trẻ trong độ tuổi dậy thì muốn cao lớn hãy tham gia các môn thể thao phù hợp với độ tuổi và thể trạng. Chẳng hạn như bơi lội, đạp xe, chơi bóng rổ,…
Tâm lý thoải mái giúp trẻ phát triển chiều cao
Nghiên cứu cho thấy việc giữ cho trẻ có tinh thần thoải mái, giảm stress sẽ thúc đẩy việc sản sinh hormone tăng trưởng. Tuổi dậy thì lại là giai đoạn trẻ có những thay đổi về tâm sinh lý, trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị tổn thương tinh thần, suy nghĩ tiêu cực. Phụ huynh nên trở thành một người bạn của con để lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ để trẻ có tâm lý thoải mái, cân bằng cảm xúc.
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao
Ngoài những cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì trên thì phụ huynh có thể cho trẻ kết hợp sử dụng những sản phẩm hỗ trợ phát triển chiều cao. Trường hợp trẻ không thể hấp thụ tối đa dưỡng chất từ thực phẩm hoặc vì những nguyên nhân khác như trẻ chán ăn, dị ứng thức ăn,…thì bạn những sản phẩm này sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu để trẻ tăng trưởng chiều cao vượt trội.
» Tham khảo: Top 5 thuốc tăng chiều cao an toàn – hiệu quả có lượt mua nhiều nhất 2020
Những điều nên tránh để giúp trẻ tăng chiều cao nhanh chóng
Tránh xa các chất kích thích
Rượu bia, đồ uống có cồn, thuốc lá, caffeine là những chất không tốt cho sức khỏe của tất cả mọi người. Đặc biệt trẻ trong độ tuổi phát triển chiều cao nên tránh những thực phẩm này vì chúng đều chứa chất làm ức chế quá trình tăng trưởng, cản trở sự hấp thu dưỡng chất, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng chiều cao tự nhiên.
Không mặc quần áo chật
Muốn tăng chiều cao ở tuổi dậy thì trẻ cần chọn những trang phục thoải mái, giúp máu lưu thông tốt, cải thiện chiều cao hiệu quả. Trang phục bó sát không những gây ra cảm giác khó chịu, bí bách mà còn là nguyên nhân gây các bệnh da liễu do mồ hôi đọng trên da, không được thấm hút.
Tránh tiếp xúc nhiều với các thiết bị công nghệ
Trẻ nhỏ nghiện sử dụng đồ công nghệ (tivi, smartphone, máy chơi game,…) là thực trạng đáng báo động của xã hội hiện đại. Điều này khiến trẻ lười vận động, chỉ ngồi liên tục nhiều giờ liền, ngồi sai tư thế, khom lưng, gù lưng, vẹo cột sống, sụn khớp không phát triển. Ngoài ra còn tác động tiêu cực đến thị lực và trí não, thần kinh.
Lời kết
Chiều cao của trẻ hoàn toàn có thể cải thiện bằng rất nhiều cách khác nhau. Quan trọng là không được bỏ lỡ “giai đoạn vàng”. Hiểu được điều này, phụ huynh hãy giúp con phát triển thể trạng một cách tốt nhất để con em mình có chiều cao lý tưởng.