Cận thị hay tật khúc xạ là một trong những bệnh về mắt, suy giảm thị lực phổ biến nhất hiện nay. Tỷ lệ người mắc cận thị ngày càng tăng lên, trong đó chủ yếu là trẻ nhỏ trong độ tuổi học sinh. Cận thị ở trẻ em không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và làm việc mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt trong tương lai.

Cận thị ở trẻ em là gì?

Cận thị (Myopia, Nearsightedness) hay cận thị ở trẻ em là tật khúc xạ làm giảm tầm nhìn, mắt không thể nhìn thấy các vật ở xa nhưng các vật thể ở gần có thể nhìn rõ.

Mắt người bình thường khi nhìn sẽ điều tiết theo cơ chế: “ khi nhìn xa ảnh sẽ rơi vào sau võng mạc, thủy tinh thể không phải điều tiết mà vẫn nhìn rõ; khi nhìn gần ảnh rơi vào trước võng mạc, thủy tinh thể điều tiết cong lên kéo ảnh vào sau võng mạc để có thể nhìn được”. Với trẻ em mắc cận thị, hình ảnh sẽ được hội tụ trước võng mạc thay vì hội tụ ở võng mạc như mắt bình thường. Vì thế làm giảm tầm nhìn, gây khó khăn, bất tiện trong học tập, sinh hoạt.

Hiện nay, tỷ lệ trẻ em bị cận thị ngày càng tăng lên, chủ yếu là các em học sinh từ 10 – 16 tuổi, nhiều trường hợp mắc cận thị ngay từ khi học mẫu giáo hay lên lớp 1. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này đó làm lạm dụng các thiết bị công nghệ điện tử, bức xạ ánh sáng từ các thiết bị này gây hại cho mắt.

Triệu chứng cận thị ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết và các triệu chứng của bệnh cận thị bao gồm:

  • Nhìn mờ các vật thể ở xa
  • Phải nheo mắt để thấy rõ
  • Nhức đầu do mỏi mắt
  • Khó nhìn thấy vào ban đêm

Dấu hiệu nhận biết cận thị ở trẻ em

Thông thường, tật khúc xạ cận thị có thể phát hiện sớm ở lứa tuổi học sinh. Dấu hiệu nhận biết cận thị ở trẻ em gồm:

  • Thường xuyên nheo mắt, nghiêng đầu, đặc biệt là khi nhìn vật ở xa
  • Chớp mắt quá mức
  • Dụi mắt thường xuyên
  • Khi xem tivi phải đến gần mới xem được
  • Đọc bài hay bị nhảy hàng hoặc phải dùng ngón tay để dò theo các chữ khi đọc
  • Ở lớp trẻ phải ngồi bàn đầu
  • Hay cúi gần nhìn sách
  • Thường kêu mỏi mắt, nhức đầu hay chảy nước mắt
  • Hay bị chói mắt, không thích các hoạt động phải nhìn xa

Nguyên nhân gây cận thị ở trẻ em

Nguyên nhân bị cận thị có thể là do nhãn cầu quá dài hoặc giác mạc quá cong. Khi đó, các tia sáng đi vào mắt không hội tụ tại mộ điểm đúng tại võng mạc mà hội tụ ở trước võng mạc dẫn đến nhìn mờ. Một người bị cận thị có thể do:

Yếu tố di truyền

Cận thị cũng có thể là bệnh bẩm sinh do yếu tố di truyền, trong gia đình có cha mẹ bị cận thị thì con cũng có nguy cơ cao hơn. Đặc điểm là độ cận cao, độ tăng nhanh ngay cả khi trưởng thành, khả năng hồi phục thị lực kém.

Cận thị mắc phải

Tật khúc xạ cận thị xảy ra phổ biến ở trẻ em từ 10 – 16 tuổi trong quá trình phát triển của nhãn cầu mắt. Khi nhìn quá gần, nhìn nhiều, nhìn liên tục mà mắt không được nghỉ ngơi hay nhìn trong điều kiện thiếu sáng dễ mắc cận thị. Đặc điểm của cận thị mắc phải là độ cận nhẹ, bệnh tiến triển chậm, ít biến chứng. Tuy nhiên độ cận tăng nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào chế độ chăm sóc mắt.

Cận thị ở trẻ em có chữa khỏi được không?

Với nền y học tiến bộ, hiện nay cận thị hoàn toàn có thể chữa khỏi. Tuy nhiên người bệnh vẫn có khả năng mắc lại nếu không bảo vệ thị lực và chăm sóc đôi mắt.

Những phương pháp phẫu thuật mắt chữa cận thị:

  • Phẫu thuật tật khúc xạ
  • Phẫu thuật Phakic IOL
  • Phẫu thuật thay thủy tinh thể
  • Phẫu thuật ReLEx SMILE
  • Phương pháp quang động học (photodynamic therapy): kết hợp giữa thuốc và thủ thuật laser

Làm thế nào để phòng ngừa cận thị ở trẻ em?

Nếu trẻ không bị cận thị bẩm sinh thì hoàn toàn có thể phòng ngừa:

  • Bảo đảm không gian học tập đủ ánh sáng cho trẻ, ánh sáng phải được phân bố đều và có cường độ tốt không gây lóa mắt
  • Tránh để trẻ học tập liên tục trong nhiều giờ
  • Dành thời gian để đôi mắt được nghỉ ngơi hợp lý. Sau mỗi 45 phút học bài nên dành 5 – 10 phút cho mắt thư giãn, có thể nhắm mắt hoặc nhìn ra xa
  • Tránh để trẻ đọc sách trong bóng tối hoặc học tập trong điều kiện thiếu sáng
  • Giữ khoảng cách thích hợp khi học, từ mắt đến sách khoảng 30 – 40 cm
  • Không để trẻ tiếp xúc với các thiết bị công nghệ, điện tử quá nhiều bởi bức xạ ánh sáng từ chúng rất có hại cho sức khỏe đôi mắt
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A cũng như các loại vitamin và khoáng chất khác vào bữa ăn hàng ngày của trẻ
  • Nên cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ và đo thị lực để sớm phát hiện cận thị
  • Kết hợp sử dụng viên uống bổ mắt, sản phẩm chăm sóc mắt để bảo vệ thị lực của trẻ

» Tham khảo: Tổng hợp 10 loại thuốc bổ mắt TỐT NHẤT được sử dụng nhiều nhất

Lời kết

Cận thị ở trẻ em đang trở thành vấn đề đáng lo ngại, là mối quan tâm của nhiều bậc phụ huynh. Hy vọng những thông tin ở bài viết trên sẽ giúp bạn sớm nhận biết các dấu hiệu tật khúc xạ ở trẻ và có biện pháp can thiệp cũng như phòng ngừa để con trẻ có thị lực tốt nhất.