Rối loạn lưỡng cực là căn bệnh không hiếm gặp trong cuộc sống hiện đại ngày nay, số lượng người mắc ngày càng có xu hướng gia tăng. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Tìm hiểu và nhận biết sớm các dấu hiệu sẽ giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.

Rối loạn lưỡng cực là gì?

Rối loạn lưỡng cực (còn được gọi với những cái tên khác như rối loạn cảm xúc lưỡng cực, bệnh hưng – trầm cảm, rối loạn hưng – trầm cảm) là chứng bệnh rối loạn tâm thần gây ra sự biến đổi cảm xúc đột ngột, không ổn định. Người bệnh có thể thay đổi tâm trạng đột ngột thì tăng động, phấn khích sang chán nản, tuyệt vọng hoặc trầm cảm và ngược lại. 

Bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực có tính chu kỳ, xen kẽ giữa trầm cảm và hưng phấn. Khi người bệnh cảm thấy chán nản, họ sẽ mất hứng thú trong với các hoạt động thường ngày. Khi tâm trạng thay đổi sang hướng khác, họ cảm thấy hưng phấn và đầy năng lượng.

Một số người bệnh có vòng tuần hoàn khí sắc thay đổi nhanh chóng giữa các đợt trầm cảm và hưng phấn. Có những trường hợp vừa có triệu chứng trầm cảm, vừa có triệu chứng hưng cảm.

Sự thất thường của trạng thái tâm lý có thể xuất hiện vài lần trong năm (trường hợp nhẹ) hoặc thậm chí nặng hơn là vài lần trong tuần. Số lượng và tần suất của mỗi cơn hưng – trầm cảm cũng khác nhau. Có người chỉ bị 1 – 2 cơn, có người xuất hiện nhiều cơn.

Bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh, dù là nam hay nữ, ở mọi lứa tuổi. Nghiên cứu cho thấy đối tượng trong độ tuổi từ 18 – 24 có nguy cơ khởi phát bệnh cao hơn.

Nguyên nhân rối loạn lưỡng cực

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực được cho là do sự mất cân bằng của các chất truyền tin trong não. Người bệnh bị ảnh hưởng và tác động sâu sắc bởi các sự kiện lớn, sự biến đổi lớn trong cuộc đời như mất người thân, tan vỡ trong các mối quan hệ hay các căng thẳng lớn khác.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc rối loạn lưỡng cực:

  • Tâm lý căng thẳng, stress trong thời gian dài
  • Nghiện rượu bia, thuốc lá, ma túy hay các chất kích thích
  • Tiền sử gia đình có người thân từng mắc bệnh hưng – trầm cảm
  • Vấn đề về giấc ngủ, chẳng hạn mất ngủ liên tục trong thời gian dài

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn lưỡng cực

 

Khi trầm cảm

Khi hưng cảm

Dấu hiệu về cảm xúc

  • Cảm thấy buồn chán, nỗi buồn day dứt không giảm
  • Cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng, cuộc sống chán nản, tẻ nhạt
  • Mất cảm hứng trong mọi việc
  • Cảm giác vô dụng và có lỗi
  • Buồn và khóc không rõ lý do
  • Tinh thần trì trệ
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Cảm thấy phấn khích tột độ
  • Vui vẻ, lạc quan
  • Cảm thấy hạnh phúc, tràn đầy năng lượng
  • Cảm xúc hân hoan quá mức, thậm chí là tăng động
  • Tăng ham muốn tình dục

Dấu hiệu về hành vi

  • Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, dễ thức giấc, ngủ nhiều
  • Ăn ít hơn
  • Lười vận động
  • Không thích giao tiếp
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc muốn tự tử
  • Ăn uống nhiều hơn
  • Không thích ngủ nhiều
  • Suy nghĩ tích cực và nói nhiều hơn, nói to và nhanh hơn bình thường
  • Hoạt động nhiều để tiêu hao năng lượng
  • Mất ức chế dẫn đến hành vi không thích hợp và bốc đồng
  • Dễ kích động
  • Có những ý tưởng lớn
  • Trường hợp nặng bệnh nhân có thể có các triệu chứng tâm thần về ảo tưởng và ảo giác như nghe thấy giọng nói lạ hoặc nhìn thấy ảo giác
  • Giảm khả năng phán xét và quyết định sự việc

 

Bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực xảy ra theo chu kỳ. Tâm trạng của người bệnh thay đổi theo mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi mùa, thậm chí là mỗi ngày.

Phân biệt rối loạn lưỡng cực và trầm cảm

Mặc dù có những triệu chứng tương tự trầm cảm nhưng căn bệnh này và bệnh rối loạn lưỡng cực là khác nhau, cần phân biệt để tránh nhầm lẫn. Đặc trưng duy nhất của bệnh trầm cảm đó là dấu hiệu trầm cảm nặng. Trái lại, bệnh rối loạn trầm – hưng cảm có 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn trầm cảm nặng
  • Giai đoạn hưng cảm, hưng phấn
  • Giai đoạn trầm cảm

Điều trị rối loạn lưỡng cực

Bệnh rối loạn lưỡng cực không thể chữa trị khỏi hoàn toàn. Sau khi thăm khám và chắc chắn các triệu chứng xuất hiện không phải do bệnh lý khác gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chứa lithium để giúp người bệnh cân bằng cảm xúc. Bác sĩ cũng theo dõi trong thời gian dài để ngăn ngừa rối loạn hưng – trầm cảm tái phát. Người bệnh sẽ có thể phải uống lithium suốt đời nếu bệnh trở nặng.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ dùng các liệu pháp tâm lý để giúp người bệnh điều trị rối loạn hành vi và cách kiểm soát suy nghĩ của bản thân.

Người bị rối loạn lưỡng cực cần có chế độ sinh hoạt hợp lý, ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, cố gắng tham gia các hoạt động xã hội và tránh xa các chất kích thích như rượu bia, các chất gây nghiện như thuốc lá, ma túy,…

Lời kết: Bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực có thể xảy ra với bất kỳ ai, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu xuất hiện các dấu hiệu của bệnh bạn nên sớm đến gặp bác sĩ để điều trị bằng thuốc và liệu pháp tâm lý. Điều quan trọng là tránh bệnh tái phát trong tương lai nên đừng mặc cảm, tự ti nhé!