Trong xã hội hiện đại, con người phải chịu áp lực từ nhiều phía: công việc, gia đình, mối quan hệ xã hội,…Bởi vậy, tình trạng suy nhược thần kinh ngày càng diễn ra phổ biến, thậm chí được coi là “tâm bệnh”, đặc biệt thường gặp ở những người lao động trí óc. 

Không ít người chủ quan, coi nhẹ bệnh này và nghĩ các triệu chứng chỉ xuất hiện nhất thời, sẽ tự thuyên giảm. Thực tế bệnh suy nhược thần kinh nghiêm trọng hơn mọi người tưởng, ảnh hưởng đến cả thể chất, tinh thần và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không sớm khắc phục sẽ dẫn đến những hệ lụy không mong muốn.

Suy nhược thần kinh là gì?

Suy nhược thần kinh (hay kiệt quệ thần kinh) là tình trạng rối loạn chức năng của vỏ não và những trung khu dưới vỏ do một số tế bào não làm việc quá sức dẫn đến quá tải và suy nhược, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và tái tạo toàn bộ cơ quan trong cơ thể.

Chứng suy nhược thần kinh được coi là “tâm bệnh” do vấn đề thần kinh, tâm lý gây ra, cần phân biệt với suy nhược cơ thể là tình trạng suy giảm sức khỏe trong thời gian dài gây ra.

Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh

Nguyên nhân suy nhược thần kinh xuất phát từ vấn đề tâm lý, căng thẳng, áp lực, stress,…do suy nghĩ lo âu, mâu thuẫn do công việc, cuộc sống, bạn bè, môi trường làm việc,…và những yếu tố gây chấn thương tâm thần tác động tới người bệnh. Sự căng thẳng quá mức dẫn đến các tế bào não, tế bào thần kinh bị quá tải, chịu nhiều “gánh nặng” gây rối loạn hoạt động thần kinh, suy nhược thần kinh. 

Bệnh thường diễn tiến âm thầm khi các yếu tố tổn hại tâm thần kết hợp lại với nhau và biểu hiện ngày một rõ rệt. 

Những yếu tố dễ dẫn đến suy nhược thần kinh gồm:

  • Thần kinh yếu do cơ địa
  • Lao động trí óc quá sức dẫn đến kiệt quệ thần kinh
  • Tâm lý lo âu, suy nghĩ quá độ về các vấn đề trong cuộc sống
  • Tác nhân kích thích thần kinh xuất hiện thường xuyên ở môi trường xung quanh như tiếng ồn, điều kiện học tập và làm việc không tốt
  • Chế độ dinh dưỡng kém, thiếu dinh dưỡng và năng lượng cho hoạt động của hệ thần kinh
  • Mất ngủ kéo dài hoặc làm việc quá nhiều nhưng ngủ không đủ giấc
  • Nghiện rượu, bia, thuốc uống không tốt như trà, cafe hay sử dụng chất kích thích 

Triệu chứng suy nhược thần kinh

Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ

Biểu hiện phổ biến thường thấy nhất của người bị suy nhược thần kinh đó là mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ: ngủ không ngon giấc, hay giật mình, chợt tỉnh giữa đêm,…

» Xem thêm: Bệnh mất ngủ nguyên nhân từ đâu? Làm thế nào để khắc phục và phòng bệnh?

Giấc ngủ là thời gian để não bộ cũng như các cơ quan khác trong cơ thể nghỉ ngơi, tái tạo và phục hồi năng lượng. Bộ não cũng có chức năng điều hòa và kiểm soát giấc ngủ. Do rối loạn chức năng vỏ não và các trung khu dưới vỏ não nên người bệnh có những biểu hiện này. Lúc này nhiều người đã tìm đến sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ.

» Tham khảo: Top 5 viên uống hỗ trợ giấc ngủ tốt nhất, được người dùng đánh giá cao

Cơ thể mệt mỏi

Thông thường, một giấc ngủ sâu sẽ làm giảm mệt mỏi do làm việc quá sức. Tuy nhiên với triệu chứng mệt mỏi do suy nhược thần kinh thì khó thuyên giảm dù đã nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng tốt. Thực tế nhiều người bệnh cho biết càng ngủ càng thấy cơ thể mệt mỏi và mất sức. 

Cơ thể mệt mỏi cùng với tinh thần căng thẳng, khó chịu khiến bạn khó tập trung làm gì, ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống.

Rối loạn lo âu 

Một trong những triệu chứng suy nhược thần kinh là rối loạn lo âu. Nếu tình trạng này kéo dài có nguy cơ dẫn đến trầm cảm. Lúc này việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

Suy giảm trí nhớ, mất tập trung

Não bộ và hệ thần kinh bị tổn thương khiến cho chức năng của chúng cũng bị ảnh hưởng. Người bệnh thấy khó để tập trung, giảm trí nhớ, tác động tiêu cực đến công việc và học tập, giảm hiệu suất làm việc.

Một số triệu chứng khác

  • Triệu chứng cơ xương khớp: đau mỏi cổ, cột sống, thắt lưng,…
  • Triệu chứng thần kinh: đau đầu, chóng mặt, hoa mặt,…
  • Triệu chứng tiêu hóa: táo bón, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn,…

Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không?

Suy nhược thần kinh không phải là bệnh lý cấp tính đe dọa đến tính mạng nhưng nó cũng gây ra những rối loạn trên cơ thể, ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh. Tình trạng này kéo dài mà không được điều trị, khắc phục sẽ khiến dẫn đến kiệt quệ, suy nhược cơ thể.

Suy nhược thần kinh và trầm cảm có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Điều này đã được các nhà khoa học chứng minh. Người mắc trầm cảm có các biểu hiện như chán nản, buồn rầu, mặc cảm thua kém và rầu rĩ lâu ngày. Tùy vào mức độ bệnh mà có thể dẫn đến rối loạn nhận thức, rối loạn trí nhớ,…

Bệnh suy giảm thần kinh có khả năng dẫn đến trầm cảm nếu không được kiểm soát tốt. Tỷ lệ mắc phải ở nữ giới cao hơn nam giới. Tình trạng tồi tệ nhất là bệnh nhân có ý định và hành vi tự sát.

Hậu quả của suy nhược thần kinh

  • Hội chứng kích thích suy nhược: người bệnh thấy khó chịu, dễ bị kích thích bởi những tác động nhỏ. Hơn nữa còn cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ thể kéo dài
  • Nhức đầu: đau đầu âm ỉ, đặc biệt là vùng trán và đỉnh đầu, vùng thái dương. Cơn đau đầu xuất hiện đột ngột và kéo dài. Tần suất và mức độ cơn đau tăng lên khi bệnh nhân mệt mỏi, xúc động mạnh
  • Mất ngủ: mất ngủ vừa là triệu chứng, vừa là hệ lụy của bệnh suy nhược thần kinh kéo dài. Người bệnh khó vào giấc, dễ bị tác động bởi ánh sáng và tiếng ồn, ngủ hay tỉnh giấc. Cơ thể mệt mỏi, uể oải và thiếu sức sống
  • Rối loạn thần kinh thực vật: hạ huyết áp, mạch không đều, đánh trống ngực, tăng tiết mồ hôi, tăng thân nhiệt, thậm chí là rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới và liệt dương ở nam giới 
  • Hoảng loạn, hồi hộp, sợ hãi, khó kiểm soát tinh thần

Biện pháp cải thiện suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh bắt nguồn từ vấn đề tâm lý, lối sống không lành mạnh, suy nghĩ, căng thẳng quá độ, sự bất đồng, mâu thuẫn trong công việc, gia đình, mối quan hệ vợ chồng,…Bởi vậy, để cải thiện tình trạng này cần xây dựng một lối sống tích cực, lành mạnh, giữ cho tinh thần lạc quan, thoải mái, hạn chế lao động trí óc nặng nhọc quá sức, suy nghĩ tiêu cực và giảm áp lực tinh thần đè nén.

Người bệnh nên thực hiện những điều sau:

  • Ăn uống đủ chất, cân bằng để nạp năng lượng và đủ dinh dưỡng cho hoạt động của não bộ
  • Ngừng uống rượu bia, hút thuốc là và các chất kích thích thần kinh
  • Không nên tự tạo áp lực cho bản thân, đặt mục tiêu quá cao, kỳ vọng dẫn đến thất vọng, chán nản, buồn phiền cũng dễ dẫn đến suy nhược thần kinh
  • Chia sẻ với người thân, bạn bè, giảm áp lực tâm lý, bớt suy nghĩ tiêu cực, hạn chế mâu thuẫn, xung đột trong các mối quan hệ
  • Nếu bạn đang gặp các vấn đề sức khỏe dẫn đến lo âu kéo dài, suy nghĩ mỏi mệt dẫn đến suy nhược thần kinh thì hãy sớm thăm khám và gặp bác sĩ, tránh để bệnh tình nghiêm trọng hơn
  • Tập thể dục, thể thao để thư giãn đầu óc, chẳng hạn như thiền, yoga,..không cần là bộ môn quá nặng nhọc vì khác với rèn luyện thể chất nhưng bạn cần kiên trì dành thời gian khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày 

Lời khuyên về dinh dưỡng cho người bị suy nhược thần kinh

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị suy nhược thần kinh. Theo lời khuyên của chuyên gia, người bệnh nên bổ sung đầy đủ và cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng, đặc biệt là carbohydrate, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất,..những chất tốt cho hoạt động của hệ thần kinh.

Ngoài ra, bạn nên ăn các thực phẩm giàu sau:

  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, ngăn chặn hoạt động và sự phát triển của gốc tự do, tăng dẫn truyền thần kinh, bảo vệ não bộ…
  • Thực phẩm chứa magie và selen là những coenzyme quan trọng trong quá trình chuyển hóa dinh dưỡng thành năng lượng cần thiết cho hoạt động của tế bào thần kinh 
  • Thực phẩm bổ sung vitamin nhóm B (B1, B2, B6,…) là nguồn năng lượng chủ yếu của những tế bào thần kinh, giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng, tăng cường trí nhớ
  • Thực phẩm chức acid béo omega 3 giúp tăng cường hoạt động của bộ não như cá hồi, cá thu, dầu vừng, dầu ô liu,…

Ngoài cách bổ sung dinh dưỡng bằng thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày, nhiều người đã tìm đến các sản phẩm bổ não, tăng cường trí nhớ

Những sản phẩm này cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và thiết yếu, hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động của hệ thần kinh, giảm suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ, duy trì chức năng não khỏe mạnh. 

Nếu bạn có nhu cầu sử dụng nhưng còn băn khoăn không biết chọn dòng sản phẩm nữa thì Nhà Thuốc Sức Khỏe sẽ gợi ý Top 10 thuốc bổ não ĐÁNG SỬ DỤNG nhất hiện nay để bạn chọn được dòng TPCN phù hợp.

Lời kết: Bệnh suy nhược thần kinh không đơn giản như mọi người thường nghĩ mà có thể dẫn đến hệ lụy đáng lo ngại cho cả tinh thần và sức khỏe cơ thể. Vì vậy, nếu xuất hiện những triệu chứng nêu trên bạn cần sớm có biện pháp cải thiện hoặc đế gặp bác sĩ để được tư vấn và có hướng điều trị phù hợp. 

Để không rơi vào tình trạng này thì tốt nhất mọi người nên chủ động phòng tránh bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh, tích cực. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có được những thông tin hữu ích!